Wednesday, September 10, 2014

Lý tưởng

Lý tưởng




Lý tưởng là cái tột đẹp mình tưởng tượng và theo đuổi. "Đời sống lý tưởng" làm cho hợp ý tưởng tượng của mình.

Sáu đức trong lý tưởng

"Trí, Tín, Nhân, Dũng, Nghiêm, Hòa"

Là tường thành kiên cố, tàu xe về cõi chơn phước. Định hướng vươn lên lý tưởng.

Trí 

Là sự thông hiểu trong đầu óc. Trí có: Trí óc. Trí thức, và Trí tuệ.

a. Trí thức: thuộc về hình nhi hạ học, cái có vật chất hữu hình.

b. Trí tuệ: thuộc về hình nhi thượng học, vô hình, siêu hình.

Trí thức và trí tuệ thuộc kho tàng văn hóa vĩ đại của thế giới, đã và đang hình dung, phát huy các giá trị bách khoa giúp nhân loại mưu tìm sự sống tốt hơn và vươn lên lý tưởng, sự kiện này được hoan nghênh

"Văn hóa là chìa khóa của mọi sự thành công".

Tín

Là tín thực, sự chân thật, lòng chân thành không dối trá ..... Tín có: một là người, hai là vật chất.

a. Tín về người: người chân thật, người tốt..... nếu có thêm tài, đức thì được tin cậy trọng dụng hơn....

b. Tín về vật chất, vật dụng: Là hàng hóa tốt, có chất lượng, có giá trị trên thị trường và được nhiều khách hàng chiếu cố...

Tóm lại: Đức tín là sự nghiệp và là điều rất quan trọng trong các quan hệ xã hội. Nói lên danh dự cũng như nghề nghiệp của con người.

Đức tín là một nhân tố hạnh phúc và thực sự "lý tưởng"

Nhân

Có mười điều:

1. Nhân: là người, người tốt, việc tốt. Nhân tánh, Thiên tánh, Thần tánh, Thánh tánh, Phật tánh..... Nhân tánh tốt là hoàn thành nghĩa vụ làm người có nhân cách.

2. Nhân: là nhân đạo, nhân từ, nhân ái, nhân đức, lòng nhân, thích giúp đỡ mọi người .....

3. Nhân đạo chủ nghĩa: Thuyết cho rằng đạo làm người là phải đặt quyền lợi con người lên trên tất cả.

4. Vạn năng sinh hóa:

(a) Thuyết cho rằng tạo hóa sinh ra con người và dành cho con người quyền tự do sống và quyền sống này được bảo đảm bởi trật tự xã hội.

(b) Tất cả mọi nhu cầu cho sự sống của con người đều do bàn tay của con người làm ra và do đó xã hội nhìn nhận ý nghĩa này và quyền hưởng phúc lợi, tức con người làm ra của cải để hưởng hạnh phúc.....

5. Nhân bản chủ nghĩa: cho rằng con người là căn bản, là mực thước của mọi vật, nghĩa là tất cả mọi kiến thức đều tùy thuộc bản tánh con người và những nhu cầu chính yếu của họ.

6. Nhân văn chủ nghĩa (triết): chủ nghĩa lấy văn minh loài người làm chính và tin tưởng rằng sự giải thoát con người là do con người tự tạo lấy .....

7. Nhân văn: Văn minh loài người, kiến thức, tư tưởng nhân loại, siêu việt.

8. Nhân cách: tư cách của một người tốt.

9. Nhân cách hóa: làm cho con người đẹp lên. Thí dụ: tư cách pháp nhân, là tư cách con người trước pháp luật và được thừa nhận tốt, không thiếu sót....

10. Đạo đức nhân loại: quan niệm rằng hiện nay loài người đang tùy thuộc địa phương và đường lối có khác, nhưng cùng hướng về chân trời thiện mỹ.

Tóm lại, Nhân là người, là nhân cách, đức độ, lịch sự, điều thiện, ấy là một trong những tác phong văn hóa phù hợp với đời sống xã hội, hoàn thành nghĩa vụ làm người và vươn lên lý tưởng "Thiện".

Dũng

Có 3 khái niệm:

a. Dũng là dũng cảm, oai dũng, sự can đảm, hăng hái, mạnh mẽ ... vì điều thiện, việc nghĩa và khi cần người dũng có thể quên mình vì chính nghĩa....

b. Dũng là sự nghiêm răn, tự thắng mình và khoan hồng tha thứ, nên nói dũng là việc khó mà làm được, dũng ấy sanh ra tài đức, "người mưu trí".

c. Dũng là sự vươn lên, thí dụ khi hữu sự, có sắc chiêu mộ hiền tài, người dũng được trọng dụng .... Dũng là danh từ đạo lý trong ba danh từ, tôn chỉ của đạo Phật là Bi, Trí, Dũng cũng là gương hạnh tốt và danh dự. "Dũng này không trái với trật tự xã hội hoặc bất nghiêm, là luật định".

Tóm lại: Dũng là phong cách, khí phách phi thường.

"Dũng là đạo người quân tử".

Nghiêm

Có 3 khái niệm:

a. Nghiêm là không sai chạy, giữ đúng lề lối.

b. Nghiêm trang, đoan trang, không hay cười đùa vẻ mặt nghiêm và tỏ ra có đức hạnh tốt, biết xử trí, xử sự, biết tự trọng và tôn trọng kiến thức khác.

"Không tham lợi bỏ nghĩa".

c. Nghiêm không phải là nghiêm khắc hoặc quá nghiêm, vì nghiêm khắc là khắc nghiệt và quá nghiêm đều dẫn đến sự khổ cho cả chủ và khách khi sử sự, tức là trái ngược với nghiêm túc, nghiêm minh, và công lý.

Có người bình thường thì vui tính nhưng khi làm việc thì nghiêm minh, "bản lĩnh"

"Nghiêm là chơn lý trung dung và đức huệ lớn"

Nghiêm là nghiêm nghị, nghiêm minh của cấp lãnh đạo chính quyền các cấp để làm bổn phận, thì hành sứ mệnh.....

Nghiêm, xưa: Nghiêm quân là đức của Vua.

Nghiêm quốc là đức của nước.

Nghiêm dân là đức của dân.

Nghiêm quân lệnh là đức của nhà binh,

Nghiêm pháp là đức của pháp luật.

Nghiêm từ là đức của cha mẹ.

Nghiêm sư là đức của thầy.
 
Tóm lại, Nghiêm là đạo lý quan trọng trong đời sống nhân loại, thiếu đạo lý này gọi là bất nghiêm và chưa ổn định.

Nghiêm sanh ra đức nghiêm, đức ấy là sự nghiệp "vươn lên lý tưởng".

Hòa

Có 3 khái niệm:

a. Hòa là hòa hợp, sự hiệp lại, hòa hợp các hóa chất thành một mô hình; hòa tức là thuận, không nghịch, không bất hòa; hòa là nhân tố xây dựng vui vẻ cửa nhà.

Thí dụ: "Chị em hòa thuận cho yên cửa nhà"

b. Tính chủ hòa: thái độ ôn hòa, không khí thuận hòa....

Hòa nhà thì nhà an vui

Hoà xóm làng thì xóm làng thịnh vượng

Hòa nước nhà thì quốc gia phú cường

Hòa thế giới thì nhân loại yên bình.

"Tâm hòa thì trí sáng, trí sáng thì tánh linh, tánh linh thì thanh lọc, thanh lọc thì siêu thoát".

c. Hòa bình, hòa hội, hòa giải, hòa đàm....: Hội nghị bàn về hòa bình để chấm dứt chiến tranh và xây dựng ....

- Hòa bình chủ nghĩa: thuyết cho rằng muốn hòa bình phải giải quyết những vụ xung đột bằng thương thuyết.....

- Quan niệm khác: giải quyết chiến tranh bằng kiến thức yêu chuộng hòa bình và xây dựng....

Tóm lại, Hòa là chơn lý sống và xây dựng tốt trong mọi lãnh vực xã hội.

Hòa sanh ra đức, đức ấy là sự nghiệp thiện là "Lý tưởng"

"Vui vẻ là liều thuốc bổ, Hòa là viên thuốc an thần".

Sáu Đức

1. Là nhân tố quyết định vươn lên "lý tưởng"

2. Ở thế gian đang mang ý nghĩa hướng thượng mà sáu đức là một trong những kiến thức phù hợp thời đại và tính triết lý này hướng thượng là sự thật.

3. Sáu đức vươn lên lý tưởng và sự thật này nói lên mãi ý nghĩa đạo đức và giá trị sống con người.

4. Hình nhi thượng (triết), thông cảm và thuận với nghĩa sống hướng thượng.

5. Sự thông cảm lẫn nhau trong các quan hệ xã hội bởi kiến thức hướng thượng.

6. Bất cứ người nào thuận các quan điểm trên cũng như làm việc phải tận tụy thì người ấy có phước huệ trang nghiêm.(Hoà thượng Thích Giác Sở)







Post a Comment

 
Copyright © 2013 TÂM LINH | Powered by Blogger