Tuesday, October 29, 2013

Cách làm pizza rau củ thơm ngon ít béo



Trổ tài tự làm pizza rau củ thơm ngon ít béo 1

Mùa đông về, sẽ thật tuyệt khi bạn có thể tự làm pizza nóng hổi thơm phức đãi cả nhà!


Trổ tài tự làm pizza rau củ thơm ngon ít béo 2
 
Để tự làm pizza rau củ bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

Đế bánh:

188g bột mì đa dụng
3,15g men khô (Instant Yeast)
60g sữa không đường
60g nước ấm
28g dầu ô liu (nếu không có dầu ô liu có thể dùng dầu thực vật khác)
4g muối
7g đường

Nhân bánh:

75g phô mai bào (nên dùng mozzarella)
Hành tây, cà chua, ớt xanh và bí ngòi tùy khẩu vị mà gia giảm theo sở thích
1 quả ớt sừng (tùy theo bạn thích ăn cay hay không mà gia giảm nhé!)
125g xốt cà chua (pasta sauce)

Trổ tài tự làm pizza rau củ thơm ngon ít béo 3

Trổ tài tự làm pizza rau củ thơm ngon ít béo 4 Trổ tài tự làm pizza rau củ thơm ngon ít béo 5

Trong một tô, trộn bột mì, muối và men. Hòa tan sữa với nước ấm, sau đó trộn với bột và dầu ô liu.

Trổ tài tự làm pizza rau củ thơm ngon ít béo 6

Nhào kỹ bột cho đến khi bột mịn, cho vào tô, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại. Để vào chỗ kín, ấm áp (có thể để vào trong lò nướng đóng kín cửa) ủ khoảng 1 – 1,5 giờ.
  
Trổ tài tự làm pizza rau củ thơm ngon ít béo 7 Trổ tài tự làm pizza rau củ thơm ngon ít béo 8

Bật lò nướng ở 200 độ C, sau thời gian ủ bột, mang bột ra nhào kỹ, cán bột thành hình tròn có thể rắc chút bột khô cho đỡ dính. Các loại rau củ rửa sạch, thái nhỏ.
  
Trổ tài tự làm pizza rau củ thơm ngon ít béo 9 Trổ tài tự làm pizza rau củ thơm ngon ít béo 10

Dùng tay, ấn thành bột thành một đường vành để có thể ngăn giữa phần diềm bánh với nhân bánh. Sau đó phết một lớp xốt cà chua lên trên.

Trổ tài tự làm pizza rau củ thơm ngon ít béo 11

Rắc phô mai bào lên trên bề mặt, rồi xếp rau củ lên trên.
Trổ tài tự làm pizza rau củ thơm ngon ít béo 12 Trổ tài tự làm pizza rau củ thơm ngon ít béo 13

Đem nướng khoảng 15 phút, lúc này phô mai sẽ chảy ra, vỏ bánh cũng chuyển thành màu vàng thì lấy ra khỏi lò và thưởng thức.

Trổ tài tự làm pizza rau củ thơm ngon ít béo 14

Pizza chay - hay còn gọi là pizza rau củ sẽ giúp bạn thỏa cơn thèm pizza mà không cảm thấy quá "tội lỗi" khi ăn những loại pizza nhiều thịt hay xúc xích... Mùa đông đang tới gần, sẽ thật thú vị khi bạn trổ tài tự làm pizza với các loại nhân khác nhau phù hợp với sở thích của các thành viên trong gia đình.


Trổ tài tự làm pizza rau củ thơm ngon ít béo 15

Chúc bạn tự làm pizza thành công nhé! (Theo Trí thức trẻ)

Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh


Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 1


Với cách nấu chè khoai mới lạ được giới thiệu giới dưới đây bạn sẽ có một món chè khoai lang thật đẹp mắt và đặc biệt cho mùa đông năm nay!




Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 2
 Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 3

Với cách nấu chè khoai lang này bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

2 củ khoai lang
2 muỗng canh hạt trân châu nhỏ (hay còn gọi là bột báng)
100g đậu xanh đã cà vỏ
400ml nước cốt dừa
Gia vị: đường, muối
Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 4
Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 5
Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 6

Khoai gọt vỏ, xắt nhỏ.
Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 7
Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 8

Ướp khoai với 2 muỗng cà phê đường và chút xíu muối.
Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 9
Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 10

Cho đậu xanh vào nồi, ninh mềm.
Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 11
Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 12

Khi đậu xanh đã mềm bạn cho hạt trân châu vào, chú ý cho vào khi nước đang sôi.
Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 13
Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 14

Để nhỏ lửa chừng 15 phút thì thả khoai vào, để khoai thêm 5 phút nữa rồi cho đường, nêm nếm vừa ăn.
Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 15
Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 16

Cuối cùng cho nước cốt dừa vào, để nồi chè hơi sôi lại thì tắt bếp.
Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 17
Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 18

Múc chè ra bát và có thể dùng ngay khi còn nóng.
Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 19

Món chè khoai lang bùi bùi ngọt thơm cùng chút béo béo của nước cốt dừa, bạn ăn khi chè còn ấm nóng sẽ thật ngon vào lúc trời trở lạnh. Bản thân món chè cũng như cách nấu chè khoai lang này khá giản dị tuy vậy bạn vẫn sẽ cảm nhận đầy đủ vị ngon của những miếng khoai thật mềm cùng những hạt trân châu nhỏ xinh và đậu xanh mát, bùi như "làm nền" để vị khoai thêm phần nổi bật.

Cách nấu chè khoai tuyệt ngon cho ngày lạnh 20

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách nấu chè khoai lang này nhé! (Theo Trí thức trẻ)

Sunday, October 13, 2013

Có bệnh tật mới thấy lúc mạnh khỏe là một món quà vô giá



 Photo: Masked baseball player


Bạn không thể nào giữ được tâm bình thản trước cái đau nhức khủng khiếp lúc xác thân này tan rã, chỉ có những người có chuẩn bị tinh thần bằng phép thực tập làm quen và nhìn sâu vào bệnh tật và cái chết. 

Bạn phải tập chết mỗi ngày. Bạn không nên tin rằng ‘chết’ là điềm chẳng lành, đừng bị người ta lừa rằng nó là một việc cấm kỵ. Không! Chết là một nghệ thuật tuyệt vời, cao nhất của một kiếp người. Bạn phải tập chết cho thật đẹp, an, lành. Người Tây Tạng để hết cả cuộc đời quán chiếu, chiêm nghiệm, học hỏi về bản chất của cái chết, do vậy họ có nếp sống rất bình thản.

Sự thật, biết bao nhiêu tế bào trong cơ thể đang chết trong từng giây từng phút. Đồng thời, biết bao nhiêu tế bào trong cơ thể đang sinh sôi nẩy nở mỗi ngày. Từ đó, bạn thấy rõ sống chết là chuyện bình thường, đang xảy ra ngay trong cơ thể bạn. Sống chết lưu chuyển, trao đổi với nhau làm cho sự sống thêm linh động như ngày qua đêm, mưa rồi nắng, xuân tới hạ…

Bạn nhớ đừng sống hững hờ với những gì mầu nhiệm đang có mặt trong sự sống và đừng tự che mắt trước sự thật mong manh của mọi sự, mọi vật. Có cái "thấy" này, bao nhiêu việc khác trở nên không còn quan trọng nữa. Biết đói, bạn mới nếm được cái hạnh phúc khi được ăn no.

Biết đau nhức, bạn mới cảm được cái hạnh phúc khi không còn đau nhức. Biết chết, bạn mới thấy được cái hạnh phúc khi được sống thật sự. Hãy sống vui tươi, hạnh phúc và yêu thương ngay đi bạn! Đừng đợi niềm vui, hạnh phúc ở ngày mai hoặc nơi nào khác vì nó có thể muộn màng.

Bạn thử tập nhìn sự sống của bạn có ở trong thân tứ đại nhưng cũng có mặt ngoài thân tứ đại.

Hãy tập làm quen rằng: Thân này là mảnh vườn, máu này là dòng sông, hơi thở này là không khí, nhiệt lượng này là ánh nắng buổi sớm, trái tim này là mặt trời…

Mỗi giây mỗi phút, sự sống bạn liên tục gắn liền, đổi trao mật thiết với nhiều yếu tố khác trong sự sống.

Uống nước, bạn là mạch nước từ trong lòng đất, bạn là con suối nhỏ, bạn là đám mây bay…

Ăn cơm, bạn là cánh đồng lúa vàng đang hát vi vu trong cơn gió.

Thở không khí, bạn trở thành không gian bao la…

Nghe dòng sông vỗ vào bờ, bạn nghe được tiếng gọi từ bản thể uyên nguyên của chính mình.

Thấy ruộng vườn, núi sông, bạn thấy được tấm thân mênh mông của bạn…

Bạn là tất cả vũ trụ bao la. Nhìn đâu, bạn cũng thấy được mặt mũi chân hình.

Sự sống tuyệt vời như vậy đó! Sao bạn cứ mãi nhốt tâm hồn trong ngục tù cô đơn, buồn tủi, giận hờn.

Hãy trả về thiên nhiên những dòng suối yêu thương.

Hãy trả về quê hương tấm thân cát bụi này.

Quê hương sẽ ôm ấp, chở che cho bạn.

Bạn sẽ ngủ yên trong lòng đất.

Tâm hồn bạn sẽ đi về nơi quê xưa chốn cũ.

Hãy tập chết để biết trân quý sự sống và sống sâu sắc từng giây phút hàng ngày.

Chết như thay chiếc áo nên bạn phải tập sống yêu thương mỗi ngày.

Và khi rời khỏi cuộc đời vô thường này:

Đẹp Lạ thường
Xin trả về thiên nhiên
Những dòng suối yêu thương
Đổi trao từ vô thỉ
Sự sống đẹp lạ thường
Xin trả về quê hương
Tấm thân cát bụi này
Chết như thay chiếc áo
Sống thương yêu mỗi ngày.
 
(tamlinhvaban.blogspot.com - Theo Thư Viện Hoa Sen)

ĐI CHÙA: Những Bước Đầu của Hành Trình Tâm Linh




Thiện Ý

Đây là một đề tài khá phức tạp và dễ bị hiểu lầm. Có câu nói: ‘Hành trình ngàn dặm khởi đầu bằng một bước đi (a journey of a thousand miles begins with a single step). Vì vậy, vấn đề cần phải nêu ra là khi nào và từ đâu chúng ta bắt đầu cất bước trên con đường tâm linh? 

Đa phần chúng ta đi tìm con đường tâm linh cho mình khá trễ.  Trễ là do mình không cảm thấy nhu cầu cần thiết cho tâm linh lúc trẻ vì quan niệm rằng chùa chiền không thể nào giải quyết được những ưu phiền, đau khổ trong cuộc sống của tuổi trẻ.  Chùa là dành cho những người lớn tuổi, xế chiều. Họ cần đến chùa là để vun bồi phước đức như làm việc thiện, bố thí, công quả .v..v… để ‘sau này’ được hưởng phước tốt lành. 

Chùa, tu viện, đạo tràng là chổ mà những người bắt đầu cảm thấy cần để tu tâm, dưỡng tánh tìm đến.  Những ngỡ ngàng ban đầu khi bước vào một nơi trang nghiêm, thanh tịnh như vậy, lòng thành kính của chúng ta thật là thiết tha.  Mình cảm nhận được sự thanh thản, an lạc thực sự sau mỗi lần viếng thăm.  Thế là mình quyết định ‘đi chùa’ thường xuyên hơn.  Nhưng, muốn tu tâm, dưỡng tánh thì bắt đầu từ đâu? 

Thường thì chúng ta tham dự những buổi tụng kinh, hay làm công quả, tùy theo những sinh hoạt đã sẵn có ở ngôi chùa đó. Thỉnh thoảng, có gặp quý Thầy, quý Cô nhưng còn ngại ngùng chưa dám hỏi gì nhiều, chỉ hỏi chung chung giờ giấc sinh hoạt của chùa.   Khi đã bắt đầu quen thuộc với những sinh hoạt thường kỳ, mình mới bắt đầu tiếp cận nhiều với quý Thầy, Cô trong một phong thái tương đối bớt hình thức hơn.

Từ việc tham gia những sinh hoạt thường kỳ đến việc làm công quả cho chùa trong những ngày lễ lạc là một chuyển tiếp rất bình thường.  Nhưng việc này có dính dáng gì đến hành trình tu tập tâm linh? Dạ thưa, có liên hệ rất gần! Bằng chứng là sau nhiều lần công quả, chúng ta thường được nhiều người khen là làm giúp chùa nhiều vậy thì phước đức sẽ nhiều lắm, đó nhe! Thế là ta hăng hái hơn lên để tích lũy thêm công đức dù không hiểu rõ là làm vậy có đúng là mình đang ‘tu’ hay không? Nhưng tin rằng có nhiều phước đức là tốt lắm rồi!

Khi bước chân vào một nơi trang nghiêm thanh tịnh như chùa, tu viện, hay đạo tràng mình có một khái niệm rằng tất cả mọi người ở đó chắc đều hiền lành, dễ thương.  Thoạt đầu, ai cũng đối xử với mình rất tốt và lịch sự.  Do vậy, mình có cảm tưởng rằng: “Trong đây ai cũng đều tu hành nên họ tốt vậy đó!”  Cho đến khi sau vài tháng hay hơn một năm đi chùa, chúng ta bỗng nhiên phát hiện một khía cạnh khác của chùa. 

Trong khi làm công quả có những lúc ‘va chạm’ với những người mà mình cho là tốt, nên sự suy nghĩ lúc ban đầu đã bắt đầu lung lay khiến cho sự hăng hái thuở trước cũng dần dần giảm nhiệt!  Không phải mình làm biếng hay chán mà vì lòng mình đã bắt đầu có sự bối rối, phân vân: không biết mình có hiểu sai, làm sai, hay thấy sai về việc đến chùa tu tập hay không?  Tại sao chùa mà vẫn còn những sự hục hặc, tranh cạnh bên trong như vậy? 

Câu hỏi được đặt ra là: Nếu phức tạp như thế, vậy mình có cần phải đến chùa để tu tập cho tâm linh không? Nếu trả lời là không cần.  Vậy thì ông bà, cha mẹ mình và các Phật tử của thế hệ trước đâu cần đổ công sức để lập chùa.  Ai cũng có thể ở nhà tu tập là đủ rồi! Cũng vậy, nếu ai cũng biết cách tự học ở nhà thế thì cần gì phải xây trường học mới học được.  Lập luận này không đứng vững chút nào!  Chùa hay tự viện là nơi huấn luyện cho chúng ta hiểu thấu giáo nghĩa vô thượng của Phật dạy và đem những giáo pháp này ứng dụng cho tâm linh của mình để tìm thấy hạnh phúc và an lạc trong đời sống. 

‘Nhất nhật Phật tại tiền, tam niên Phật thăng thiên,’ nghĩa là ngày đầu đến chùa thấy tu theo Phật sao dễ quá! Nhưng sau 3 năm thì thấy Phật cũng mất luôn, chứ chưa nói là tu theo Phật!  Do vậy mà cái sơ tâm – tâm tốt ban đầu, cần phải được giữ gìn cẩn thận vì nó chính là vốn liếng, là nền móng căn bản để mình tăng trưởng tâm linh. Nếu không, khi sơ tâm bị sứt mẻ trầm trọng sẽ khiến mình quay lưng lại với con đường tu tập, hoặc có khi trở thành kẻ Nhất-xiển-đề, không còn biết sợ tội phước, nhân quả là gì! 

Đây không phải là một hình thức hù dọa khiến chúng ta sợ cảnh ‘đi chùa.’  Nhưng vì giá trị vô giá của tâm linh chúng ta phải luôn luôn cảnh giác, thận trọng đừng để đánh mất viên ngọc quý đó! Chính vì vậy mà trong kinh Pháp Hoa có dạy rằng: ‘Hành giả khi tu tập nên (để tâm) ở trong nhà Như Lai, mặc áo Như lai, và ngồi tòa Như lai. Nhà Như lai là tâm từ bi, áo là hạnh nhẫn nhục, tòa là tâm xả bỏ.’  Một hình thức mặc áo giáp để phòng hộ những chướng ngại, phiền não trên hành trình tu tập cho tâm linh. 

Tất nhiên nếu mình chưa có đủ ‘nội lực’ để khoát áo nhẫn nhục, xả bỏ thì mình nên học pháp xa lìa (viễn ly) mà Phật đã dạy khi gặp những ác hành, phiền não.  Tức là, không nên thân cận những nơi mình cảm thấy dễ sinh ác pháp, hay sân hận như nhà bếp, phòng ăn… và tìm đến những chổ nào khiến an lạc, hạnh phúc phát sinh như chánh điện, thiền đường, lớp học giáo lý v.v...

 Không phải chúng tôi muốn ám chỉ nhà bếp, phòng ăn là những chỗ xấu. Nhưng vì là nơi để tu ‘phước’ nhiều hơn tu ‘huệ’ và cũng là nơi điều kiện ‘đời’ dễ phát sinh nên khiến dễ dàng lây lan những pháp xấu. 

Trong các thiền viện hay đạo tràng lớn, các Thầy, cô được chia nhóm phụ trách hành đường, nghĩa là lo nấu ăn, dọn ăn, và rửa ráy cho tất cả các Tăng, Ni trong chùa, không để cho người cư sĩ phụ trách.  Theo nội quy của Thiền môn, sau giờ ăn tất cả mọi người đều phải tập họp lên thiền đường, hay chính điện để hành trì tu tập, không ai được phép bén mảng ở lại nhà bếp hay phòng ăn. 

Như chúng ta đã biết chùa chiền là nơi để trấn áp, trừ diệt ma quân, không phải là nơi để chúng ma sinh trưởng.  Thế nên, có điều luật như vậy không phải để ngăn cản người cư sĩ làm phước mà vì muốn giúp họ phải ‘phước, huệ song tu,’ phòng ngừa những ma pháp phát sinh trên bước đường tu học, đặc biệt là bên trong nhà chùa.  

Trong kinh “Ưu Bà Tắc Giới” giải thích rõ là người phụ nữ nào đã quy y Tam bảo và thọ nhận 5 giới gọi là Ưu bà di, còn người nam gọi là Ưu bà tắc. Ưu bà di tiếng Phạn là Upasika, còn Ưu bà tắc là Upasaka, nghĩa là Cận sự nữ và Cận sự nam.  Cận sự là gần gũi để hộ trì và thực hành giáo pháp Phật dạy.  Như vậy, việc thân cận người hiền hay bậc Thiện tri thức và xa lìa những ma pháp, và  ác hữu là đúng theo chánh pháp.

Những ‘va chạm’ ở chùa chỉ là thử thách xem mình đã học và làm được gì sau vài tháng đi chùa.  Đa phần có sự va chạm này là vì khi vào chùa chúng ta cũng mang theo những hệ lụy, phiền não, kinh nghiệm ‘ngoài đời’ của mình theo. 

Nên mặc dù thân ở chùa nhưng tâm vẫn còn rất ‘đời’.  Chúng ta chưa xóa kịp những cạnh tranh, hơn thua, danh lợi vốn dĩ đã theo chúng ta suốt những năm qua!  Sự va chạm này là  một cơ  hội lớn cho chúng ta thử nghiệm với chính mình.  Khi chúng ta hiểu được điều này và vẫn tiếp tục giữ ‘Bồ đề tâm kiên cố, chí tu học vững bền,’ thì đây mới chính là lúc mình bắt đầu cất bước trên con đường tu tập tâm linh vậy! (tamlinvaban.blogspot.com - Theo Thư viện Hoa Sen)

Đem Phật Pháp đến cho giới trẻ

 

 Cư Sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang

Với tư cách là một Phật tử, thì đều quan tâm, thao thức và tự hỏi rằng mình có thể đóng góp được gì để đem giáo pháp mầu nhiệm của đức Phật đến với những người có duyên. Trong số những người có duyên đó, có lẽ thế hệ con cháu của chúng ta là đối tượng cần được chú ý đến nhất.
            
Vì sao? Trước hết, đó là trách nhiệm làm ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì trong gia đình đối với con cháu. Khi chúng ta là người thừa hưởng những lợi lạc vô giá của Phật Pháp trong đời sống hàng ngày thì điều tự nhiên là chúng ta có trách nhiệm phải chia sẻ gia tài qúy báu đó cho thế hệ con cháu chúng ta để chúng cũng có cơ duyên đem Phật Pháp làm đẹp, làm hạnh phúc và an lạc cho cuộc sống.

Hơn nữa, với vai trò là người con Phật, đi theo dấu chân và hạnh nguyện tự giác, giác tha của đức Phật, chúng ta không thể bỏ qua việc đem Phật Pháp đến cho những ai có duyên trong đời mình mà con cháu là đối tượng gần gũi nhất. Sau cùng, khi chính bản thân chúng ta nhận thức rõ rằng Phật Pháp không những là diệu dược chữa lành bệnh khổ cho từng cá nhân con người mà còn là giải pháp hữu hiệu để xây dựng và phát triển cộng đồng xã hội, thì chúng ta không thể không góp phần vào việc đem Phật Pháp đến cho thế hệ con cháu chúng ta, vì thế hệ trẻ là tương lai của cộng đồng xã hội.
        
Nhưng, vấn đề được đặt ra là, làm thế nào để đem Phật Pháp đến cho giới trẻ tại hải ngoại? Từ vấn đề tổng quát trên dẫn chúng ta đến những vấn đề có tính chi tiết và thực tế.  Đó là, tâm thức và hoàn cảnh của giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại, những thuận nghịch duyên trong việc đem Phật Pháp đến cho giới trẻ, và phương cách đem Phật Pháp đến cho giới trẻ. Vì lẽ đó, có 3 vấn đề mà chúng tôi xin được trình bày chi tiết sau đây.
             
1- Tâm thức và hoàn cảnh của giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại:
        
Giới trẻ Việt Nam là thế hệ thứ 2 hay một rưỡi của cộng đồng người Việt tại hải ngoại, có nghĩa là thế hệ được sinh ra, hay được dưỡng dục để trưởng thành tại hải ngoại. Thế hệ không được sinh ra nhưng được nuôi dưỡng và lớn lên tại hải ngoại dù có một khoảng thời gian ngắn ngủi sống trong truyền thống văn hóa tại Việt Nam nhưng chất liệu của truyền thống văn hóa dân tộc ấy không đủ mạnh để thấm sâu trong huyết quản mà thay vào đó là một truyền thống văn hóa khác có sức mạnh chiếm ngự cuộc đời của tuổi trẻ.

Thế hệ được sinh ra tại hải ngoại thì hoàn toàn sống trong truyền thống văn hóa khác với truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam cho nên, nếp suy nghĩ, cách sống và lý tưởng của thế hệ này hầu như hoàn toàn xa lìa nguồn cội văn hóa dân tộc.
       
 Tất nhiên, trong cái chung vẫn có cái riêng. Cái riêng chính là thế hệ trẻ vẫn còn được sống trong các gia đình mà ông bà, cha mẹ là những người còn giữ nguyên được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, từ ngôn ngữ, ăn uống đến các sinh hoạt văn hóa khác, nhờ vậy, đã có thể quân bình được phần nào tình trạng xa lìa nguồn cội của thế hệ trẻ Việt Nam tại hải ngoại. Nhưng, đó chỉ là lý thuyết. Trên thực tế, còn tùy thuộc vào ý thức, trách nhiệm, vai trò và nỗ lực tới đâu của thế hệ ông cha đối với con cháu của mình nữa.
        
Văn hóa khác mà thế hệ trẻ Việt Nam tại hải ngoại được nuôi dưỡng và trưởng thành là văn hóa Tây Phương. Đó là nền văn hóa cởi mở, khai phóng với những giá trị dựa trên nền tảng của nền văn minh khoa học kỹ thuật, thực dụng và kinh tế tài chánh lấy sự thành đạt qua bằng cấp học vị, qua công ăn việc làm, qua mức thu nhập tài chánh cá nhân và gia đình, qua đời sống hướng ngoại và hưởng thụ vật chất, qua tinh thần tự do, dân chủ và độc lập cá nhân, v.v… làm thước đo.

Sống trong nền văn hóa như thế, thế hệ trẻ Việt Nam tại hải ngoại dễ dàng thoát ra khỏi nề nếp kỷ cương truyền thống của gia đình Việt Nam vốn lấy tinh thần gia trưởng, vâng lời, hiếu thuận, phục tùng làm thước đo. Đó chính là bối cảnh làm nền cho những dị biệt, xa cách, xung đột và bất an trong các gia đình người Việt nói riêng và các cộng đồng di dân tại hải ngoại nói chung.
       
Với tâm thức và hoàn cảnh của tuổi trẻ Việt Nam tại hải ngoại như vậy, việc đem Phật Pháp đến cho giới trẻ gặp những nghịch và thuận duyên nào?
       
 2- Thuận, nghịch duyên trong việc đem Phật Pháp đến giới trẻ:
           
Có thể nói, nghịch duyên trong việc đem Phật Pháp đến cho giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại nhiều hơn thuận duyên. Vì sao?
        
Như đã trình bày ở trên, giới trẻ Việt Nam được sinh ra và lớn lên trong bối cảnh văn hóa khác với nền văn hóa truyền thống dân tộc cho nên, nếp suy nghĩ, cách sống cũng khác với thế hệ ông cha. Khoảng cách giữa hai thế hệ là một nan đề khó tránh khỏi, đặc biệt trong các gia đình của các cộng đồng di dân. Cộng thêm vào đó là yếu tố khác biệt về ngôn ngữ làm cho khoảng cách giữa hai thế hệ càng thêm rộng lớn.

Thế hệ ông cha thường sử dụng ngôn ngữ truyền thống dân tộc mang theo trong sinh hoạt gia đình, trong khi thế hệ tuổi trẻ chỉ thông thạo thứ tiếng của đất nước mà chúng được giáo dục và trưởng thành. Học đường mà thế hệ trẻ được đào tạo đa phần chủ trương tách rời ảnh hưởng của tôn giáo và chỉ chú trọng vào việc truyền trao kiến thức chuyên môn thuộc các lãnh vực thế gian mà không đề cập đến nền giáo dục đạo đức, luân lý và tôn giáo truyền thống.

Hơn nữa, tuổi trẻ là thành phần hiếu động, là giai kỳ xung lực cao độ của đời người, cho nên, đối với họ, việc đi tìm một chỗ nương tựa cho đời sống tâm linh trong các tôn giáo nói chung và Phật Giáo nói riêng vẫn chưa phải là nhu cầu thiết yếu. Chính vì vậy, đối với giới trẻ, chùa chiền là nơi dành riêng cho thế hệ ông cha lớn tuổi, cho những ông bà già gần đầt xa trời. Họ thật sự chưa thấy hấp lực nào để lôi cuốn vào các sinh hoạt của Phật Giáo.
        
Thuận duyên quý giá mà tuổi trẻ Việt Nam tại hải ngoại có cơ hội bắt gặp là càng ngày Phật Giáo càng ảnh hưởng sâu rộng vào xã hội Tây Phương trong giới trí thức, học giả, giáo sư, khoa học gia, v.v… Nhưng đó không là thuận duyên phổ biến trong đại đa số giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại.
        
Đến đây, vấn nạn được đặt ra là, trong hoàn cảnh như thế, làm sao để mang Phật Pháp đến với trẻ?
             
3- Vài đề nghị đem Phật Pháp đến với giới trẻ:
           
Đây chỉ là một vài đề nghị để góp phần vào công tác hoằng pháp trong giới trẻ. Và sau đây là một số đề nghị.
        
a- Nắm bắt cơ hội ngay tức khắc, không chờ đợi:
        
Câu hỏi được nêu ra là: cơ hội là lúc nào? Có thể trả lời một cách không đắn đo rằng đó là ngay bây giờ.

Thời điểm “ngay bây giờ” được nói đến ở đây không phải là hạn kỳ thời gian mà là động thái khởi sự. Do đó, thời điểm “ngay bây giờ” có thể không giống nhau giữa người này với người nọ. Với đôi vợ chồng mới lấy nhau, đó là những suy nghĩ và dự tính về việc sinh con và cách giáo dục con ngay từ khi mới bắt đầu mang thai, để làm sao đem niềm tin Phật Pháp truyền từ người mẹ sang bào thai trong thời gian 9 tháng 10 ngày. Đối với các bậc cha mẹ có con còn non dại, đó là thực hiện ngay tức thì việc đem Phật Pháp dạy dỗ con bằng trái tim, bằng tấm lòng, bằng trí tuệ, bằng lời nói, và bằng hành động cụ thể.
       
 b- Thân giáo:
        
Khi chúng ta muốn giới thiệu loại thuốc trị bệnh nào cho người khác thì điều trước tiên là bản thân mình phải là con bệnh từng được chữa lành bởi loại thuốc đó. Cũng tương tự như vậy, khi chúng ta muốn đem Phật Pháp đến cho con cháu của mình thì trước hết mình phải là người thực hành Phật Pháp có hiệu quả, có lợi lạc mà con cháu chúng ta có thể trông thấy. Chẳng hạn, chúng ta không thể khuyên con cháu đi chùa, học Phật, thực hành Phật Pháp, trong khi chính bản thân mình không đi chùa, không học Phật, không hành trì Phật Pháp trong đời sống hàng ngày. Thêm một thí dụ khác, con cháu chúng ta sẽ không có niềm tin vào Phật Pháp qua sự giới thiệu của chúng ta nếu bản thân chúng ta vẫn còn đầy dẫy tham, sân, si trong đời sống hàng ngày sau bao nhiêu năm đi chùa tụng kinh, nghe pháp, làm công quả, v.v…
             
c- Tạo cơ duyên:
        
Ngay từ lúc con cháu còn nhỏ, các bậc cha mẹ nên cố gắng tranh thủ từng cơ hội để dẫn con em đến chùa lễ Phật, dự các buổi lễ tại các chùa, hay các buổi lễ Phật Giáo được tổ chức nơi công cộng để cho con em có ấn tượng hay có thể ươm mầm hạt giống Phật Pháp trong tâm ngay từ lúc còn tấm bé. Đừng nghĩ rằng những cơ hội đó, những hình ảnh đó rồi sẽ tiêu mất đi. Không đâu!

Chúng sẽ còn mãi trong tâm thức, trong tiềm thức của các em đến trọn cả đời. Ở nhà, nếu có bàn thờ Phật thì nên dạy con cháu thường xuyên thắp hương lễ Phật để hình ảnh đức Phật in sâu vào tâm thức của chúng. Khi con em đến tuổi đi học, các bậc cha mẹ nên dành thì giờ đưa con em tham gia sinh hoạt trong các tổ chức tuổi trẻ Phật Giáo như Gia Đình Phật Tử, thanh thiếu niên Phật tử, hay các đoàn thể Phật tử sinh hoạt tại các chùa. Cha mẹ thường xuyên khuyến khích và khen thưởng cho con em trong việc đọc sách Phật Pháp bằng tiếng Việt hay tiếng Anh vào những lúc chúng rãnh rỗi, hay vào mùa nghỉ hè, v.v… Trong đời sống sinh hoạt gia đình hằng ngày, các bậc ông bà, cha mẹ nên tranh thủ từng công việc để có thể dạy con một vài điều hữu ích từ trong những lời dạy của đức Phật.
             
d- Thực hành mở tâm và lắng nghe:
        
Hố ngăn cách giữa hai thế hệ già trẻ có thể được nối kết lại gần nhau nếu chúng ta biết khéo léo bắt nhịp cầu cảm thông và hiểu biết. Nhịp cầu đó chính là thái độ cởi mở tâm thức và bình thản lắng nghe. Mở tâm để nhìn nhận thực tế là chúng ta đang sống trong xã hội cởi mở, văn minh, tự do, dân chủ, và bình đẳng, cho nên, chúng ta phải mở rộng lòng ra để tiếp nhận nền văn hóa mới, học hỏi những gì mình chưa biết từ xã hội và từ con người, ngay cả với con cháu chúng ta nữa. Bình thản lắng nghe để có thể hiểu biết một cách tường tận từng sự kiện xảy ra chung quanh mình, và những suy nghĩ, cảm nghĩ và ước muốn của thế hệ con cháu chúng ta, mà không áp đặt định kiến của chúng ta lên đó. Điều này thực ra là chuyện mà người cư sĩ Phật tử phải thực hành hàng ngày trong đời sống qua lời dạy của đức Phật, chứ không phải là chuyện xa lạ hay cần phải cố gắng quá sức của mình.
             
e- Hoằng pháp từ những người thân:
        
Hoằng pháp là hạnh nguyện lớn không phải làm một đời là xong. Cho nên, chư Phật và Bồ Tát phát đại nguyện thệ độ chúng sinh trong vô lượng vô số kiếp. Chẳng hạn như ngài Địa Tạng đã phát nguyện: “Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật. Chúng sinh độ tận, phương chứng bồ đề,” (Khi nào địa ngục trống rỗng thì mới thành Phật. Nguyện độ hết chúng sinh mới chứng đạo quả giác ngộ viên mãn). Với người cư sĩ Phật từ bình thường, chúng ta hãy bắt đầu hạnh nguyện góp phần hoằng pháp từ những người thân trong gia đình, trong thân tộc, vì đấy là những người chúng ta có thiện duyên gần gũi nhất, và có nhiều cơ hội nhất để đem Phật Pháp đến với họ, đặc biệt là thế hệ con cháu chúng ta.

Chỉ cần mỗi cư sĩ Phật tử phát nguyện và làm được như thế thì đã góp phần không nhỏ trong công cuộc hoằng pháp tại hải ngoại. Chúng ta hãy hình dung rằng, nếu mỗi bậc cha mẹ mà nỗ lực đem Phật Pháp đến được cho con em của mình thực sự thì số lượng trẻ em trong các gia đình Phật Giáo sẽ nhiều biết bao nhiêu, và tương lai của Phật Giáo tại hải ngoại sẽ tươi sáng biết chứng nào. Vì thế, xin hãy bắt đầu từ khởi điểm gần và dễ nhất, nhưng thật ra cũng không dễ chút nào cả đâu, với những người thân, với con cháu của chúng ta.
           
        
Những gì trình bày trên đây chì là gợi ý. Mong rằng từ những gợi ý nhỏ nhất này sẽ góp phần gợi hứng thêm cho nhiều suy tư, sáng kiến, và hành động cụ thể và hữu ích đối với cuộc hội thảo mang chủ đề “Sự Đóng Góp của Người Cư Sĩ Trong Công Cuộc Hoằng Pháp Tại Hải Ngoại” hôm nay.
        
Cầu nguyện hội thảo được thành tựu viên mãn và hồi hướng công đức đến pháp giới chúng sinh đồng thành Phật đạo. (tamlinhvabạn.blogspot.com - Theo Thư viện Hoa Sen)
          

BA CÂU CHUYỆN VỀ TRIẾT LÝ SỐNG CỦA STEVE JOBS



Cuộc đời Steve Jobs - sống vì cái đẹp, vì tình yêu và vì lý tưởng

Khải Thiên (Thích Tâm Thiện)


LTS. Steve Jobs được thế giới ca ngợi là thiên tài kỹ thuật, nhà phát minh vĩ đại, một doanh nhân tài ba... Ẩn dưới những bề nổi đó, Steve Jobs là một Phật tử, thực hành thiền định từ thuở thanh niên. Là người sở hữu tài sản rất lớn, nhưng ông luôn sống đơn giản, thiểu dục tri túc, ăn chay. Steve Jobs từng bộc bạch: “Tâm vắng lặng là chìa khóa của mọi sáng tạo”. Ngày Steve Jobs tạm biệt thế giới này, cả thế giới thương tiếc ông, dành những lời tốt đẹp nhất để nói về Steve Jobs.

Người viết bài này chẳng liên hệ gì với Steve Jobs trong mọi lĩnh vực. Mối liên hệ duy nhất với ông ta đơn giản chỉ là một chiếc máy tính Macbook Air mới vừa mua chưa đầy vài tháng... Bao nhiêu niềm vui vì tiện ích kỳ vĩ của chiếc máy tính này trong thoáng chốc đã nhuốm màu u buồn khi hay tin người sáng tạo ra nó đã vĩnh viễn ra đi!

Càng ngậm ngùi hơn khi biết rằng người ấy đã nói về sự ra đi của mình 5 năm trước qua bài thuyết trình nhân lễ tốt nghiệp tại một đại học danh giá bậc nhất thế giới, Stanford University, cũng là nơi tràn đầy kỷ niệm của tác giả. Bài viết như một lời tri ân... không phải vì tôn vinh sự lên ngôi của những chiếc máy tính cực mỏng, iPad, iPhone... mà vì xúc động trước bức thông điệp về triết lý sống “rất Phật” đến bất ngờ của người sáng lập Apple.

Thông điệp ấy đang truyền cảm hứng về một đời sống với lý tưởng cao đẹp đến khắp hành tinh này, nhất là đối với các bạn thanh thiếu niên, những người vốn đang sống vì cái đẹp, vì tình yêu, và vì lý tưởng. Dưới đây là ba câu chuyện và triết lý sống của Steve Jobs đã truyền đạt cho các bạn trẻ tại Đại học Stanford, Polo Alto.

Định nghiệp như những dấu chấm...

Câu chuyện đầu tiên mà Steve Jobs giới thiệu trong diễn văn của mình đó là việc bỏ học nửa chừng của ông ta. Nghe rất cảm động. Ông ta bỏ học không phải vì lười biếng mà vì cảm thấy buồn và xấu hổ khi phải tiêu quá nhiều tiền để dành cả đời của bố mẹ nuôi trong khi bản thân ông lại không thực sự cảm nhận được những điều mà ông cho là có giá trị thật sự. Ông đã quyết định từ giã ngôi trường chỉ sau sáu tháng theo học. Tuy nhiên, môn học viết chữ đẹp (calligraphy) đã lôi kéo sự quan tâm của ông. Ông đã theo học những lớp thư pháp mà ông không hề nghĩ rằng sau này ông đã áp dụng chúng vào trong các mẫu thiết kế của Apple.

Trong thời điểm của những quyết định khó khăn ở tuổi học sinh, Steve Jobs đã chọn lòng hiếu kính với cha mẹ và yêu thích cái đẹp làm động lực dắt dẫn cuộc sống của mình. Nhìn lại những kinh nghiệm thời thơ ấu, Steve Jobs đã khuyên các bạn trẻ trong lễ tốt nghiệp của họ rằng,  

“ Bạn không thể nối kết những dấu chấm khi nhìn về phía trước; bạn chỉ có thể nối kết chúng khi nhìn lại đằng sau. Cho nên bạn phải tin tưởng rằng những dấu chấm đó thế nào rồi cũng sẽ nối kết với tương lai của bạn bằng cách này hay cách khác. Bạn hãy tin tưởng vào điều gì đó ở chính mình: bản năng, định mệnh, cuộc sống, nghiệp lực, vân vân. Lối tiếp cận này chưa bao giờ làm cho tôi thất vọng, và nó đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong cuộc sống của tôi”. 

(... You can’t connect the dots looking forward; you can only connect them looking backwards. So you have to trust that the dots will somehow connect in your future. You have to trust in something - your gut, destiny, life, karma, whatever. This approach has never let me down, and it has made all the difference in my life).

Mười năm sau, khi hồi tưởng lại, Steve Jobs đã nhận ra rằng sự thành công của ông được quyết định bởi những yếu tố quan trọng đó là: ông đã nhìn đời bằng chính đôi mắt của mình; ông đã nói với đời bằng chính tiếng nói từ nội tâm của mình, và ông đã sống giữa đời bằng tình yêu cái đẹp sâu thẳm đến từ trái tim của chính mình. Bạn thử nghĩ đến một chàng thanh niên vừa từ bỏ một con đường đại học danh giá và tham dự vào những lớp học viết chữ đẹp nghe có vẻ viển vông và rõ ràng chẳng thực tế chút nào! Nhưng Chính Steve Jobs, khi nhìn lại, đã khẳng định, “Nó thật là đẹp, thật kỳ vĩ, và tinh tế một cách điệu nghệ trong một cách thức mà khoa học không làm sao nắm bắt được, và tôi đã thấy nó quả thực là quyến rũ.

Tuy nhiên, những điều này thậm chí không hề có chút hy vọng nào đến những ứng dụng thực tế trong đời sống của tôi. Nhưng mười năm sau, khi chúng tôi thiết kế chiếc máy tính Macintosh đầu tiên, tất cả đã trở lại với tôi”. (It was beautiful, historical, artistically subtle in a way that science can’t capture, and I found it fascinating. None of this had even a hope of any practical application in my life. But ten years later, when we were designing the first Macintosh computer, it all came back to me.)

Thật vậy, tâm sự của ông là những kinh nghiệm sống quý giá vô bờ. Câu chuyện đầu tiên mà Steve Jobs đã chia sẻ với chúng ta đó chính là những lời khuyên chân tình cho những ai đang bước vào ngưỡng của của cuộc đời: Hãy để tâm chiêm ngưỡng cái đẹp, dù rất bình thường, ngay cả trong tình huống tồi tệ nhất, vì chính nó sẽ đem lại sự tươi mát để nuôi dưỡng cuộc sống. Và hãy để lòng hiếu kính với cha mẹ, sự quan tâm đến nỗi khó nhọc của những người chung quanh, và lòng yêu thích cái đẹp dắt dẫn bạn trước những quyết định khó khăn nhất. Rõ ràng, đây là một quan điểm, một thái độ sống rất vị tha bên cạnh tình yêu tha thiết đối với cái đẹp.

 
Steve Jobs thực tập thiền từ thuở thanh niên, ở độ tuổi thường
chẳng mấy ai quan tâm tới vấn đề sinh, lão, bệnh, tử...

Nhẹ nhàng trong sự thành, bại...

Câu chuyện thứ hai cũng thật là cảm động. Nó nói rõ về ý nghĩa của tình yêu và sự mất mát. Trong căn nhà đậu xe của bố mẹ nuôi, Steve Jobs và người bạn đã lần đầu tiên thành lập Hãng Apple. Lúc ấy ông chỉ vừa 20 tuổi. Đến 10 năm sau, Công ty Apple trong căn nhà để xe của ông đã phát triển thành một đại công ty với tổng trị giá hai tỷ đô la và hơn 4.000 nhân viên làm việc. Nhưng rồi, trong lúc đang ở đỉnh cao của sự thành đạt, lúc ông vừa 30 tuổi, ông đã bị buộc thôi việc vì bất đồng quan điểm về tầm nhìn tương lai với người mà ông đã thuê làm điều hành. Ông phải ra đi vì toàn ban điều hành đứng về phía người ấy.

Ông đã thực sự đau khổ vì thất bại này. Nhưng từ trong đáy thẳm của con tim, ông ta đã nhận ra một phép lạ, đấy là, ông vẫn chưa mất tình yêu đối với công việc của mình. Thế là ông đã khởi sự thành lập một công ty mới là NeXT và tiếp sau đó là Công ty Pixar gắn liền với người phụ nữ, mà sau này trở thành vợ của ông. Điều kỳ thú là chẳng bao lâu sau sự thành đạt của NeXT, chính Apple đã mua lại Công ty NeXT, một công ty đã tạo ra những sản phẩm then chốt cho sự phục hưng của Apple như hiện nay. Thế là Steve Jobs đã trở lại với Apple.

Về sau ông đã phát biểu rằng, “Bị thôi việc ở một công ty do chính mình sáng lập quả là điều tốt đẹp nhất đã đến với tôi. Cái nặng nhọc của thành công được thay thế bằng cái nhẹ nhàng trong trạng thái của người mới khởi sự, ít có bám chắc vào bất cứ cái gì. Nó đã cởi trói cho tôi đi vào một giai đoạn sáng tạo nhất của cuộc đời”. (... Getting fired from Apple was the best thing that could have ever happened to me. The heaviness of being successful was replaced by the lightness of being a beginner again, less sure about everything. It freed me to enter one of the most creative periods of my life).

Những gì Steve Jobs nói quả thật là chẳng khác gì giọng điệu của một thiền sư chính thống. Vâng, ông đã nói với chúng ta bằng sự kiện, chứ không phải bằng ngôn ngữ rằng: thất bại không phải là điều đáng sợ mà đánh mất tình yêu vào cuộc sống mới là điều đáng sợ! Trong những lúc thất bại và não nề như thế, ông đã bám lấy tình yêu vào công việc thay vì sống với phiền muộn khổ đau hay tự đồng hóa mình với những cảm giác buồn vui, thương ghét... Là một người Phật tử, Steve Jobs đã rất tinh tế khi sống lời Đức Phật dạy bằng cách cố vượt ra khỏi sự bức bách của tám nhân duyên ám ảnh trần thế - được, mất vui, buồn, khen chê, danh vọng và không danh vọng - để
khơi dậy tình yêu và lý tưởng của mình. (Xem Kinh Anguttara Nikaya AN 8.6).
Nếu bạn cứ tiếp tục chạy theo tám nhân duyên này, cho dù bạn được phép sống thêm một trăm năm nữa thì bạn vẫn mải miết trong phập phồng, đau khổ. Vì chân lý của cuộc sống là sự thay đổi không ngừng. Chỉ có cách, hãy tự mình vượt lên trên các nhân duyên đối đãi này và an trú sâu xa trong tĩnh lặng, bạn mới có thể sáng tạo và làm mới cuộc sống của chính mình. Sống như Steve Jobs, tĩnh tâm trước thành hay bại, chắc chắn bạn sẽ được an bình, hạnh phúc.

 
Những thông điệp trong bài nói chuyện của Steve Jobs tại ĐH Standford
đã thực sự chạm vào trái tim của nhiều người, những triết lý sống "rất Phật"

Quán niệm về vô thường (sự chết) để sống tốt đẹp hơn...

Câu chuyện thứ ba đã khép lại cuộc đời trần thế của Steve Jobs. Và lạ lùng thay, đây lại là một bài giảng về vô thường, về cái chết cho hàng ngàn sinh viên trong ngày lễ ra trường tại Đại học Stanford. Tất nhiên bài thuyết trình trong một bối cảnh quan trọng như thế được phô diễn trên văn bản với một quan điểm sống rõ ràng chứ không phải là một cảm hứng ngẫu nhiên. Steve Jobs đã giảng về vô thường như thế nào?

Ông bắt đầu câu chuyện: “Mỗi buổi sáng khi soi gương tôi đều hỏi chính tôi rằng “Nếu như hôm nay là ngày cuối cùng của đời tôi, thì tôi có muốn làm những gì mà tôi sắp sửa làm hay không?”. Nếu như câu trả lời là ‘Không’ suốt nhiều ngày như vậy, thì tôi biết rằng tôi phải thay đổi một điều gì đó”. (I have looked in the mirror every morning and asked myself: “If today were the last day of my life, would I want to do what I am about to do today?”. And whenever the answer has been “No” for too many days in a row, I know I need to change something). 

Một lối sống cẩn thận và có ý thức từng ngày, từng giờ như thế xuất phát từ căn bệnh ung thư tụy tạng (lá lách) mà ông đang cưu mang. Chính căn bệnh của ông cũng đã giúp ông phần nào tỏ ngộ chân lý vô thường. Nhưng căn bệnh đó không giúp ông tìm đến Phật giáo. Vì Steve Jobs đã đến với Phật giáo ở ngay vào độ tuổi thanh xuân, ở một lứa tuổi mà hầu như chẳng ai bận tâm đến chuyện sinh lão bệnh tử.

Mặc dù phải đối diện với bệnh tật nhưng tâm ông đã không hề chùng xuống mà trái lại nó lại sáng suốt và mạnh mẽ hơn bao giờ. Ông nhấn mạnh: “Quán niệm rằng nay mai tôi sẽ chết là một công cụ quan trọng nhất mà tôi đã đương đầu để có thể giúp tôi quyết định những lựa chọn lớn lao. Bởi vì hầu như tất cả mọi thứ - lòng mong đợi từ bên ngoài, niềm kiêu hãnh, nỗi sợ hãi về sự thất bại hay bẽ bàng - những điều này sẽ bị rơi rụng trước cái chết, chỉ còn lại những gì thật sự quan trọng.

Ghi nhớ rằng bạn sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để có thể tránh được cạm bẫy của ý tưởng rằng bạn có cái gì đó để mất!” (Remembering that I’ll be dead soon is the most important tool I’ve ever encountered to help me make the big choices in life. Because almost everything - all external expectations, all pride, all fear of embarrassment or failure – these things just fall away in the face of death, leaving only what is truly important. Remembering that you are going to die is the best way I know to avoid the trap of thinking you have something to lose).

Dường như Steve Jobs đã rất tâm đắc pháp môn quán niệm về sự chết. Một trong những pháp môn quán niệm mà Đức Phật đã giảng dạy trong mười pháp tùy niệm đó chính là niệm Chết (niệm diệt). Câu chuyện của Steve Jobs dường như vô tình cũng đã mang theo bóng dáng của cô bé quay tơ 16 tuổi, cư dân làng Alavi, được ghi lại trong chuyện tích Kinh Pháp Cú. Cô bé làm nghề quay tơ cũng đã thành tựu về mặt tâm linh nhờ vào pháp niệm này; và cũng đã từ giã thế giới rất sớm...
 
Quán niệm về cái chết để sống tốt đẹp hơn...

Thế nhưng có lẽ Steve Jobs đã cảm nhận về một dự báo rất gần khi ông ta phát biểu bằng một ngôn ngữ bộc trực và mãnh liệt rằng, “Không ai muốn chết cả. Thậm chí người muốn lên thiên đàng cũng không muốn chết để đến đó. Tuy nhiên, chết là điểm đến chung cho tất cả chúng ta. Chưa bao giờ có ai trốn thoát nó được. Và rằng, rất có thể Chết là một tạo phẩm tốt đẹp của đời sống. Nó là điểm thay đổi cuộc sống. Nó dọn sạch cái cũ và mở đường cho cái mới. Ngay bây giờ, cái mới là bạn, nhưng rồi ngày nào đó, không mấy lâu đâu, bạn sẽ từ từ trở thành cái cũ, và sẽ bị dọn sạch. Xin lỗi, vấn đề trở nên quá bi thương, nhưng nó là sự thật”. (No one wants to die. Even people who want to go to heaven don’t want to die to get there. And yet death is the destination we all share. No one has ever escaped it. And that is as it should be, because Death is very likely the single best invention of Life. It is Life’s change agent. It clears out the old to make way for the new. Right now the new is you, but someday not too long from now, you will gradually become the old and be cleared away. Sorry to be so dramatic, but it is quite true).

Lối chỉ thẳng vào sự thật của cuộc sống biến chuyển vô thường rõ ràng nghe có vẻ ảm đạm và u buồn thật đấy! Nhưng đó không phải là một quan điểm bi quan mà là sự thật cho dù bạn muốn nói ra hay là không. Nên nhớ rằng, quán niệm về chết không phải để chết; quán niệm về chết là để sống tốt đẹp hơn và làm cho chính cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn trong mọi lĩnh vực và giá trị của nó.

Điều này được khẳng định khi Steve Jobs đánh giá về kẻ đồng hành của mình: “Vấn đề duy nhất của Hãng Microsoft là họ không có cái cảm thức thẩm mỹ. Họ tuyệt nhiên không có cảm thức thẩm mỹ. Tôi không nói điều đó theo lối hẹp, mà tôi nói điều đó trong một phương diện lớn lao, trong ý thức rằng họ không nghĩ đến những ý niệm ban sơ, và họ không đem nhiều yếu tố văn hóa vào trong những sản phẩm của họ”. (“The only problem with Microsoft is they just have no taste. They have absolutely no taste. And I don’t mean that in a small way, I mean that in a big way, in the sense that they don’t think of original ideas, and they don’t bring much culture into their products.”-PBS Documentary, Triumph of the Nerds, 1996). Lời bình phẩm này cho thấy Steve Jobs quan tâm đến đời sống thẩm mỹ như thế nào và dĩ nhiên nó cũng lôi kéo chúng ta về với triết lý của những dấu chấm và nét chữ đẹp mà ông đã kể với chúng ta trong câu chuyện ban đầu.

Quán niệm về Chết theo tinh thần Phật giáo mà Steve ứng dụng vào đời sống của mình hẳn không hề mang dấu ấn bi quan nào hết. Trái lại, nó mở ra một con đường thênh thang với biết bao cơ hội chuyển hóa và thăng tiến theo giấc mơ lý tưởng của mình, bỏ lại đằng sau tất cả những vướng bận vào được mất, hơn thua cho cuộc sống nhị nguyên. Vâng, đấy chính là sức công phá vĩ đại của một tâm thức đã vượt lên trên thế giới vô thường vì đã “tỏ ngộ” về vô thường. Hẳn bạn không cần phải chờ cho tới khi già chết rồi mới hiểu được những giá trị chân thật của cuộc đời!

Chỉ một phút tĩnh tâm với một trang kinh, Steve Jobs đã hiểu được những giá trị thực thụ khi quán niệm về chết. Từ đó, ông đã ra sức sống hết mình với những gì tốt đẹp nhất và đeo đuổi mục tiêu của mình cho tới cùng. Động lực của của sự đeo đuổi này, dĩ nhiên, không phải vì hơn thua mà chính vì tấm lòng trân trọng cuộc sống, trân trọng những giá trị chân thật, và trân trọng cái “Mỹ” bên cạnh cái Chân và cái Thiện.

Có lẽ, bạn sẽ thấm thía hơn khi nghe Steve Jobs nói về cội nguồn hạnh phúc thật sự của đời mình trong mối tơ duyên nhọc nhằn của sống và chết: “Làm người giàu có nhất nằm trong nghĩa địa đối với tôi không thành vấn đề... Mỗi đêm khi đi ngủ và nói với mình rằng chúng ta đã làm điều gì đó thật là tuyệt vời... đó mới là vấn đề quan trọng với tôi. (Being the richest man in the cemetery doesn’t matter to me… Going to bed at night saying we’ve done something wonderful… that’s what matters to me) - The Wall Street Journal, 1993.
Xin tạm biệt một tâm hồn tràn ngập yêu thương!

Khải Thiên (Mùa Thu 2011)
(*) Bài cảm niệm được viết bởi cảm xúc của tác giả nhân đọc bài phát biểu của Steve Jobs được đăng trên trang web của ABC News, tháng 10, ngày 08, 2011. Link: http://abcnews.go.com/blogs/technology/2011/10/steve-jobs-talked-about-death-in-2005-stanford-commencement-speech-2/
(Nguồn: http://www.giacngo.vn/vanhoa/phatgiao/2011/10/17/7F6642/)

Bài liên quan đến chủ đề:
SỐNG NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC KHI BẠN CHẾT - Steve Jobs
THIÊN TÀI KỸ THUẬT STEVE JOBS TỪ TRẦN - Jobs khai sinh Apple I & II, iPod, iPhone, iPad... Tu pháp Thiền Tào Động, giữ tâm vắng lặng...

http://news.stanford.edu/news/2005/june15/jobs-061505.html English version
http://www.youtube.com/watch?v=UF8uR6Z6KLc Youtube Video


Một thần tượng trong dấu hỏi
Mặt trái của Apple
Đồng tiền nào cũng có hai mặt. Tôi vẫn cảm thấy không thoải mái khi hay tin Apple có những xưởng sàn xuất bên Hoa Lục và nhân công bị bóc lột rất tàn nhẫn cả về giờ làm việc lẫn lương bổng. Không benefits với đồng lương thấp và không có ngay cả ngày nghỉ cuối tuần. Đã có những công nhân tự vẫn. Apple có những sản phẩm tiên tiến lý tưởng nhưng không mang lại việc làm cho công nhân Hoa kỳ, chỉ mang lại lợi nhuận cho riêng Apple mà thôi. Bài viết cho thấy mặt trái của đồng tiền Apple.
(Long B.)

Kỷ niệm với Steve Jobs của một kỹ sư Việt nam

Steve Job chết, ai ai cũng ra vẻ thương mến. Có kẻ trong CĐVN đã nâng ông ta lên tới bậc thiên tài dù rằng Steve Jobs chưa bao giờ có thể gọi là nhà sáng tạo. Ông ta chỉ có tài buôn bán, và biết cách bắt chẹt thị trường (như ông ta bắt chẹt các hãng sản xuất music, in sách), và lèo lái để làm sao Apple có được những món hàng độc đáo.

Thuở sinh tiền, ông ta nổi tiếng là hung dữ, abused nhân viên, chèn ép bạn bè và tàn nhẫn với ngay cả cô con gái đầu của ông. Ông từng bị nhân viên rượt đánh ngoài bãi đậu xe khi Apple chưa có tên tuổi gì cho lắm. Ông theo đủ thứ đạo, sau cùng thì theo đạo Phật, ăn chay trường cho tới ngày mất, thế nhưng, cuộc sống hàng ngày của ông là cuộc sống của một nhà hung thần, độc tài. Ngay thời Apple nổi tiếng, có lợi nhuận kỷ lục, nhân viên ông thường tránh né đi thang máy chung với ông.

Hãng ông lời to, nhưng hoàn toàn chỉ tạo job tại China - chệt chù, và ông từng phớt lờ tình trạng làm việc theo kiểu nô lệ tại China mà hãng Apple ký giao kèo với. Với ông, thành công và dominate thị trường là cứu cánh, rồi từ đó, cứu cánh biện minh cho mọi phương tiện.

Tới khi ông chết, sự liên hệ giữa ông và cô con gái Lisa lớn của ông vẫn còn ở thế hấp hối, sống được là nhờ 2 bên biết nhịn. Giữa ông cùng nhân viên thân tín của ông vẫn chỉ là chủ với tớ. Có kẻ tuyên bố, tôi không thể nói là tôi buồn khi tôi không còn bị đối đầu với một hung thần như vậy, nhưng chẳng lẽ ông ta chết mà tôi lại lên tiếng tôi vui thì cũng .. kỳ.

Thời tôi còn trẻ, còn ở Bắc Cali, đã làm cho ông khi hãng lúc ấy mới có 20 người, cho nên tôi có thể biết ông hơn là những người chỉ biết qua tin tức. Làm được chừng 1 năm tôi phải bỏ chạy vì ông bóc lột và abusing nhân viên quá độ. Hở chút là ông chửi, mà ông chửi rất nặng, cũng như chửi trước mặt mọi người. Tôi còn nhớ, có lần ông hỏi tôi :

"Sao ai cũng phiền hà còn mầy thì lại im lặng".

Tôi bèn trả lời rằng:

"Anh văn tôi còn dở, tôi có hiểu ông nói gì đâu mà phiền hà".

Ông cắc cớ hỏi tiếp:

"Như vậy sao mày lại hiểu câu tao hỏi và trả lời ngon ơ như vậy ?"

thì tôi bốp lại:

"Tôi dở chữ chửi thề chứ tôi không dở những từ khác."

Ông tím mặt bỏ đi!

Cuối năm ngoái Steve Jobs lăn ra chết, nhờ thế công chúng nhiều nước trên thế giới, nhứt là Việt Nam mới biết được ông ta là người sáng lập ra công ty Apple mà ngoài những chiếc máy vi tính tinh xảo và đẹp đẽ là những sản phẩm Iphone, Ipod, Ipad, rồi Itab với kỷ thuật siêu hạng đột phá tưởng như chỉ có trong chuyện khoa học giả tưởng. Ngành truyền thông nhiều nước đưa ông ta lên hạng siêu nhân, và chuyện nhiều người trong giới trẻ không những ở Mỹ mà còn ở VN cố nhớ những điều đọc được về ông ta để "khaó" vánh vách trở nên thời thượng.

Steve Jobs có thể là một thiên tài nhưng không thể là một siêu nhân, nói chi đến vĩ nhân. Ông ăn chay trường, hầu như chẳng tắm rưả gì cả vì cho rằng cách sống cuả ông ta không cho phép cơ thể ông ta tiết ra mùi hôi; thường đi chân không kể cả khi vào phòng họp. Cách không mặc áo sơ mi và đeo cà vạt bên trong áo vest, mà thay vào đó là chiếc áo pull đen cổ lọ trở thành mode thời trang mà vì ông ta không đòi bản quyền nên ngay cả những người bắt chước ông cũng không biết. Một thiên taì thưòng là một kẻ lập dị.

Nhưng caí văn hoá ông ta áp đặt cho công ty Apple là một thứ văn hoá sắt máu cuả một "hội kín" mà giaó điều là "bí mật tuyệt đối" và sự "hoang tưởng". Nhân viên Apple từ cấp cao xuống thấp luôn luôn bị nhồi sọ về chuyện giử bí mật, bị đe doạ trừng phạt bằng các biện pháp pháp lý.

Nếu Apple không chỉ là một công ty sản xuất mà là một quốc gia, thì Steve hẳn đã là một nhà độc taì nếu không như một Hitler hay một Stalin thì cũng là một Pinochet cuả Chile.

Trong khuôn khổ quan niệm đạo đức cuả Tây Phương, Steve Jobs còn có thể bị liệt vào tội sát nhân hay đồng loã sát nhân.

Chọn lựa giữa lợi nhuận và công nhân

Maclean là một tạp chí nổi tiếng của Canada vưà rồi đã có bài viết hé mở một chút sự thật về cái "hội kín" Apple. Những nhà theo dõi hoạt động các doanh nghiệp thường tìm hiểu về đối tác sản xuất, làm ăn, cuả các công ty là ai, thường là họ thất bại khi đụng đến Apple vì caí văn hoá "bí mật tuyệt đối" cuả nó. Nhưng hôm 13 tháng 1 năm 2012 vưà qua Apple đã công bố danh sách các công ty cung cấp (có thể hiểu là các nhà thầu) cuả Apple. Sự kiện này được ví như chuyện bức tường Bá Linh bị triệt hạ.

Trong caí danh sách được sắp theo thứ tự từ A đến Z những nhà cung cấp chi tiết diện tử hay lắp ráp sản phẩm cho Apple nổi cộm lên tên Foxconn, một công ty cuả Đài Loan có trị giá trên 119 tỉ USD nổi tiếng là mạnh nhất thế giới trong lãnh vực lắp ráp thiết bị điện tử. Cơ xưởng sản xuất cuả Foxconn ở "đặc khu kinh tế" ShenZhen trên lãnh điạ nước Trung Hoa cộng sản, nơi luật lệ sản xuất kinh doanh được "thoáng" đến mức tối đa đã tập trung trên nửa triệu lao động rẻ từ nông thôn về đó, nơi mà hầu hết Ipods, Ipads (cuả Steve Jobs) được lắp ráp.

Từ năm 2006, sau những đợt công nhân Foxconn nhảy lầu tự tử người ta đã có những báo cáo về tình trạng tồi tệ trong môi trường sản suất cuả Fexconn. Công nhân được tập trung ăn ở tại xưởng, sống trong nhửng gian phòng chật chội, làm việc suốt 8 giờ đồng hồ, không có chuyện nghỉ giải lao, thâm chí không được đi đái. Nhiều phần việc phảỉ đứng không được ngồi. Họ bị giám sát chặt chẻ bởi đội ngũ nhân viên an ninh tàn bạo. Những kẻ ta thán, hay xầm xì về chế độ làm việc và ăn ở sẽ bị gán tội "quấy rối" và bị vào sổ đen (để đe dọa, đánh đập). Những hạn chế pháp lý về tuổi tác lao động, giờ giấc lao động, điều kiện lao động được chính quyền làm ngơ. Kết quả là đã có nhiều công nhân ngã xuống chết ngay chổ. Chất Hexan dùng trong việc lau chùi các màn hình trước khi đóng gói sản phẩm được công nhận là chất độc tác hại lên hệ thống thần kinh nếu tiếp xúc thường xuyên. Trong dây chuyền sản xuất cho Apple, 137 công nhân đã bị nhiễm độc năm 2006. Những vụ nổ do bụi nhôm năm ngoái đã làm 4 người chết và 77 người bị thương.

Nhưng điều khốn nạn cho Foxconn nhất là làn sóng công nhân tự tử. Trong năm 2010 có 18 vụ trong đó 14 người tìm được cái chết. Điều đáng nói là 17 người đã nhảy từ trên những nóc xưởng Foxconn xuống đất như thể họ muốn báo động cho thế giới biết đến sự tuyệt vọng của họ. Foxconn đã phải dựng chung quanh nóc nhà cuả các xưởng máy một hàng rào lưới chống tự tử.

Ngày 6 tháng 1, 2012 vưà qua Mike Daisey, một nghệ sĩ sân khấu Mỹ trong chương trình "This American Life" một phóng sự cuả đài NPR, người từng tuyên bố mình "siêu hâm mộ" Apple, đã tường thuật chuyến đi "tham quan" Foxconn nơi mà hầu hết các sản phẩm Apple được lắp ráp như sau:

"Trong hai giờ đồng hồ đầu tiên của ngày đầu tiên đứng trước cổng của Foxconn tôi gặp 12 công nhân tuổi chỉ 13, 14. Bạn có nghĩ là Apple không biết chuyện này không? Cái công ty bị ám ảnh đến từng chi tiết cực kỳ nhỏ nhặt như bụi nhôm phải được xay cho nhuyễn đến cự ly nào, cái màn thủa tinh phải gắn sát vào khung như thế nào mà bạn có thể tin là họ không biết (có đám công nhân 13-14 tuổi đang làm việc trong xưởng cuả họ) hay sao? Cả công ty Apple và Foxconn sau đó không đưa ra bình luận gì về chuyện này.

Ngaỳ 16 thang 1, John Stewart trong chương trình Daily Show có đoạn mệnh danh là "Xưỏng Máy Kinh Hoàng" đã chiếu những đoạn phim về khu ăn ở cuả công nhân và những vụ tự tử, ông ta lưu ý khán giả rằng nếu công nhân thành lập công đoàn sẽ là cách họ tự dẫn mình đi thẳng vaò tù cuả chính phủ Trung Quốc. Nhưng rồi ông mỉa mai thêm rằng:

"Nhưng tôi tự hỏi hai nơi đó có gì khác nhau đâu?"

Rồi ông rống lên:

"Đây là chuyện kinh tởm mà tôi là kẻ đồng lõa vì tôi có một Xbos, một Iphone...tôi phảỉ quăng chúng đi"

Tuy nhiên, Steve Jobs đã chọn thái độ không tìm hiểu, không phản ứng lại với những dư luận, tai tiếng về những nhà thầu cho mình. Chiến lược đó đã rất hiệu quả, sau khi ông ta chết, năm 2011 tổng giá trị cuả công ty lên đến 400 tỉ USD và lợi nhuận quí 4 năm 2011 đạt đến 13 tỉ USD.


(Nguồn: Tiếng Thông Reo )

Bổn phận của người Phật tử đối với Phật Pháp






Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v....

Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như :  “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại. 

VẤN ĐỀ BỔN PHẬN :

A. Bổn Phận :  Là những điều kiện mà nhiệm vụ của con người cần phải làm, như bổn phận làm cha, bổn phận làm mẹ, bổn phận làm con, bổn phận làm thầy, bổn phận làm trò..v..v....

Trong cộng đồng của xã hội loài người, mỗi người đều có bổn phận như nhau để thăng tiến cuộc đời và bổn phẩn đó của loài người tuỳ theo danh nghĩa tùy theo chức năng của họ mà định mức giá trị.

Vị tổng thống thì có bổn phận của vị tổng thống, vị tỉnh trưởng thì có bổn phận của vị tỉnh trưởng, người công nhân thì có bổn phận của người công nhân..v..v...., Phật Tử xuất gia thì có bổn phận của Phật Tử xuất gia và Phật Tử tại gia thì có bổn phận của Phật Tử tại gia. 


1.- Phải đi theo con đường của Phật đã đi. Đức Phật là bậc đã hoàn toàn giác ngộ, đầy đủ năng lực phi phàm, trí tuệ siêu việt, đức hạnh viên mãn. Với ý nguyện cứu độ chúng sanh, ngài đã làm những việc mà chúng sanh không thể làm, ngài đã bỏ ngai vàng làm kẻ ăn xin, năm năm tầm sư học đạo, sáu năm tu khổ hạnh, bốn mươi chín ngày nhập định nơi cội cây Bồ Đề và nhờ những công hạnh này ngài trở thành bậc đại giác thế tôn.

Từ đó suốt năm nươi năm ngài tuyên dương chánh pháp để cứu độ chúng sanh và vạch cho chúng sanh con đường giác ngộ và giải thoát. Chúng ta hãy nên đi theo con đường mà ngài đã vạch sẵn, đừng chạy theo những con đường nào mới lạ không qua sự kinh nghiệm của ngài để khỏi bị lầm đường lạc lối trước muôn nẻo ảo tưởng giả tạo được trang trí đầy hoa thơm cỏ lạ. 

2.- Chúng ta phải làm theo những việc của Phật đã làm, phải làm theo những lời chỉ dạy của Phật, phải chứng thành đạo quả như Phật đã chứng. Để báo đáp công ơn sâu dầy và cao cả của đức Thế Tôn ra tay tế độ chúng sanh trong đó có chúng ta, Phật tử xuất gia cũng như Phật tử tại gia phải làm tròn những bổn phận nêu trên mà đức Phật đã trao truyền. Đối với những bổn phận nói trên, riêng Phật tử tại gia cần phải thể hiện những điều kiện cần thiết như dưới đây : 

BỔN PHẬN HỘ TRÌ PHẬT PHÁP :

Phật tử xuất gia phải có bổn phận hoằng truyền Phật Pháp thì Phật tử tại gia phải có bổn phận hộ trì Phật Pháp để cho tàng cây Bồ Đề của Phật che mát khắp thế gian, để cho hương thơm Bồ Đề của ngài lan tràn khắp thế giới và để cho tất cả chúng sanh nhờ ân đức của ngài gội nhuần mưa pháp tăng trưởng căn lành. Trong giáo đoàn truyền giáo của đức Phật thiết lập, hai chúng xuất gia và tại gia mặc dù nếp sống khác nhau, hành sử khác nhau, nhưng quan hệ chặt chẽ lẫn nhau và hổ trợ cho nhau trên con đường tu tập cũng như hoằng truyền chánh pháp. 

Như Kinh Như Thị Ngữ 107 đã nói lên sự quan hệ giữa chúng xuất gia và chúng tại gia như sau : “Chúng xuất gia nhờ chúng tại gia giúp đỡ những đồ dùng như: quần áo, thức ăn, chỗ ở..v..v.... ;  chúng tại gia nương chúng xuất gia mà tiếp nhận giáo pháp và phạm hạnh. Cả hai bên nương nhau tu hành theo chánh pháp.” 

Trước khi ý niệm bổn phận của mình, chúng ta nên ôn lại những gương sáng ngời của các bậc tiền nhân đã đóng góp công trình hộ trì Phật Pháp vô cùng lớn lao mà lịch sử Phật Giáo ghi son đậm nét.

2.- Tại Trung Quốc :  Những Phật tử tại gia trọng yếu trong sự hộ trì Phật Pháp qua các lãnh vực như :  phiên dịch kinh luận, ấn hành kinh sách, tổ chức hội đoàn học Phật..v..v.... gồm có các vị: An Huyền, Chi Khiêm, Nhiếp Thừa Viễn, Tâm Thái, Bành Thiệu Thăng, Dương Văn Hội..v..v.... đã từng phát huy chân lý Phật Giáo sáng rực cả vòm trời Trung Quốc.

3.- Tại Nhật Bản : vị Phật tử tại gia đầu tiên hộ trì Phật Pháp là Thái tử Thánh Đức cùng hoàng thất, quý tộc nổ lực đưa Phật Giáo phát triển mọi mặt như: kiến trúc, mỹ thuật, văn học..v..v.... và truyền mãi đến ngài nay.

4.- Tại Việt Nam : những Phật tử tại gia có công không nhỏ hộ trì Phật Pháp trong sự nghiệp truyền thừa Phật Giáo Việt Nam gồm có :


BỔN PHẬN ĐỐI VỚI TỰ THÂN :

Phật tử tại gia muốn hộ trì Phật pháp trước hết tự thân phải hộ trì tự giác, nghĩa là phải hộ trì những pháp để tiêu diệt Kiến Hoặc và Tư Hoặc. Những pháp để tiêu diệt Kiến Hoặc và Tư Hoặc của Tự giác gồm có:

1.- Đối với tự thân :

a.- Phải hộ trì pháp Tam Quy, nghĩa là phải hành ba pháp quy y cho thuần 
thục. Phải ý thức mình và chư Phật đồng một Phật Tánh sáng suốt, đồng một pháp tánh từ bi bình đẳng, đồng một thể tánh thanh tịnh hoà hợp.

b.- Phải hộ trì Ngũ Giới cho thuần thục, để thể hiện được giới đức vuông tròn chỉ đạo cho cuộc sống làm người đầy đủ ý nghĩa nhân cách. Nguyên vì Ngũ Giới là pháp hành nhằm đào luyện nhân cách và phẩm hạnh của con người trên phương diện tự giác với mục đích hoá giải những mầm mống bất thiện đã nằm sẵn trong tâm thức của mỗi con người.

c.- Phải hộ trì Thập Thiện cho thuần thục để giới thân huệ mạng viên thành và tạo nên đạo lực sung mãn đủ sức hoá giải tất cả phiền não của Kiến Hoặc và Tư Hoặc trong tâm thức của mình. Thập Thiện cũng là pháp hành ngoài sự hoá giải những mầm mống bất thiện trong tâm thức con người và còn bồi dưỡng giới thân huệ mạng đã lãnh thọ cho được nẩy nở trưởng thành.

d.- Phải chuyên cần hộ trì Bát Quan Trai Giới được tinh nghiêm để thiết lập con đường giác ngộ và giải thoát nối liền cõi Niết Bàn tịch tịnh của chư Phật an trụ nhằm mục đích giúp cho tâm linh của mình quan hệ đến với chư Phật trên cuộc hành trình chứng đắc.
Đây là những pháp căn bản của Phật tử tại gia cần phải tu tập để làm hành trang cho sự tự giác và chỉ đạo chúng sanh trong nhiệm vụ giác tha.

2.- Đối với vợ chồng :

Về mặt hình thức, gia đình là một đơn vị của xã hội và nhiều gia đình hợp lại thành xã hội. Cho nên xã hội có được sự an lạc hay không chính là do tất cả gia đình tạo nên và muốn cải thiện xã hội trước hết, chúng ta phải nhắm vào đơn vị gia đình để tu chỉnh.

Còn gia đình là một xã hội nhỏ bao gồm chồng vợ con cái sống chung và quan hệ với nhau. Gia đình có được hạnh phúc hay không chính là do chồng vợ con cái có được hoà hợp thật sự hay không.

Gia đình không được hạnh phúc chính là do cá nhân của mỗi người trong gia đình tạo nên. Muốn gia đình được hạnh phúc chân thật, trước hết mỗi người trong gia đình đó phải có tinh thần tự giác và chính họ phải ý thức bổn phận trong sự sống chung.

Về mặt tâm linh, gia đình là đơn vị biểu tượng đạo đức của dòng họ của tông môn. Dòng họ tông môn có được hiển vinh hay không chính là do gia đình đó có đạo đức hay không. Để tô bồi nền đạo đức làm người, vợ chồng trong gia đình phải có những bổn phận như sau : 

a.- Phải kính trọng lẫn nhau,

b.- Phải áp dụng Pháp Lục Hoà trong việc sống chung,

c.- Phải hoà hợp trong việc xây dựng gia nghiệp,

d.- Phải kính trọng cha mẹ hai bên, không có cha mẹ hai bên thì không có 
vợ chồng để mình thương yêu.

e.- Phải nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, không có cha mẹ thì không có mình và cha mẹ không hy sinh cá nhân thì mình không thể trưởng thành và đứng vững trong xã hội.

g.- Về tinh thần phải thấy mình quan hệ bảy đời với cha mẹ và dòng họ, nguyên vì cha mẹ bảy đời chỉ quá vãng về thân thể vật chất mà không phải quá vãng về tâm linh và còn quan hệ gần xa với con cháu về lãnh vực tâm linh này.
h.- Phai tế tự chu toàn khi cha mẹ qua đời để đền ơn một phần nào công sanh thành dưỡng dục của cha mẹ như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn.

C.- Bổn phận đối với Phật sự :

Nhằm diệt trừ Trần Sa Hoặc của chúng sanh và Vô Minh Hoặc của ba cõi về phương diện giác tha, hàng Phật tử tại gia phải có bổn phận cắt đứt mọi sự ràng buộc phiền não qua sự quan hệ với cộng đồng nhân loại và thoát ly mọi sự mê hoặc của vô minh qua nguyên lý trùng trùng duyên khởi trong ba cõi với phương thức (mượn chúng sanh để diệt chúng sanh tâm). Để cắt đứt mọi sự quan hệ của phiền não và thoát ly mọi sự mê hoặc của vô minh, hàng Phật tử tại gia phải thực hiện những điều kiện sau đây làm hành trang trên đường tu tập: 

1.- Phải hộ trì An Cư, nghĩa là chúng xuất gia có tổ chức đạo tràng an cư bất cứ ở đâu, chúng Phật Tử tại gia phải có bổn phận đến đó góp phần công đức đóng góp vào pháp an cư cho được hoàn mãn. Nên biết rằng, đạo tràng An Cư càng được duy trì thì mạng mạch của Như Lai càng được trường tồn trong thế gian.

2.- Phải hộ trì cơ sở Tổ Chức: Những cơ sở tổ chức , như Chùa Chiền, Niệm Phật Đường..v..v.... là những trung tâm do các bậc Tăng Già xuất gia đứng ra thành lập với mục đích phát huy chánh pháp phục vụ chúng sanh để báo đền ân đức của Phật. Chúng Phật tử tại gia phải hết lòng hộ trì bằng cách đến những nơi đó góp phần công đức chia xẻ Phật sự cùng với các bậc tôn túc Tăng Già.

3.- Phải vận động quần chúng ý thức trách nhiệm của mình là con của Phật và hướng dẫn họ tham gia vào các tổ chức Phật giáo để cùng nhau đắp xây ngôi nhà chánh pháp của Như Lai càng thêm huy hoàng, đồng thời khuyến khích họ hưởng ứng vào các đoàn thể Phật học chuyên nghiệp để phát huy đạo pháp theo sở trường ngành nghề, nhờ sở trường ngành nghề sự tu học của họ mới được tiến triển và đạo nghiệp của họ mới được viên thành.

4.- Phải hộ giáo, nghĩa là chỗ nào có thiết lập đạo tràng thuyết pháp do các bậc cao Tăng thạc đức đảm trách, phải vận động quần chúng cùng nhau đến đó nghe pháp để trí tuệ được khai thông trên lãnh vực văn huệ; tuy nhiên chúng ta mặc dù đã thông bác giáo lý, nhưng cũng phải tham gia đến nghe giảng pháp và sự nghe giảng pháp của chúng ta với nhiệm vụ là hộ trì Phật Pháp để khuyến khích những người mới bước chân vào đạo tăng thêm tín tâm. Những điều kiện nói trên cũng là phương pháp độ tha của hạnh Bồ Tát.

D.- Bổn phận đối với Phật sự hải ngoại :

Sau biến cố năm 1975, Phật tử Việt Nam vượt biên ra nước ngoài đi tìm tự do và đã được định cư khắp nơi trên thế giới. Nhưng các quốc gia mà Phật tử Việt Nam định cư không cùng một loại văn hoá và đạo đức với dân tộc Việt Nam cũng như với Phật Giáo Việt Nam. Cho nên dân tộc Việt Nam nẩy nở và phát triển trên những mảnh đất mới khác văn hoá khác đạo đức thì nhất định sẽ bị biến thái cũng giống như những loài hoa nhiệt đới được gieo trồng trên những mảnh đất hàn đới, dù có chăm sóc kỹ lưỡng đi nữa cũng khó khăn trong việc trưởng thành.

Ý thức được những thực trạng nói trên, các bậc tôn túc Tăng Già tâm huyết kêu gọi các Phật tử tại gia khắp nơi vì tiền đồ đạo pháp và dân tộc ở xứ người, hợp tác nhau lại góp phần xây dựng nền móng văn hoá và đạo đức làm người để con cháu nương tựa trưởng thành trong sự hạnh phúc an vui chân thật. Mỗi chủng tộc đều có một tôn giáo để hổ trợ tinh thần cho chủng tộc đó, như chủng tộc Do Thái thì có tôn giáo của Do Thái, chủng tộc Mormon thì có tôn giáo của Mormon, chủng tộc Tây Tạng thì có tôn giáo của Tây Tạng..v..v....., chủng tộc Việt Nam thì cũng phải có tôn giáo của Việt Nam mà trong đây Phật Giáo chính là một trong những tôn giáo của chủng tộc Việt Nam. 

Điều đáng chú ý, người Tây Tạng cũng tỵ nạn như chúng ta, nhưng họ biết đưa chủng tộc và tôn giáo của họ hiển vinh tuyệt đỉnh mà các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến họ. Còn chúng ta vì thiếu sự kết hợp nhất trí cho nên không tạo được thế đứng như người Tây Tạng.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ Văn Phòng II Viện Hoá Đạo mong mõi các Phật tử tại gia khắp nơi trên thế giới ý thức trách nhiệm của mình cố gắng hợp tác cùng với Giáo Hội góp phần xây dựng đạo pháp và dân tộc để chuyên chở giống nòi trưởng thành và tồn tại muôn đời trên những mảnh đất tự do quê hương mới lập. Sự họp tác này của quý Phật tử tại gia hải ngoại chính là nghĩa cữ vô cùng trọng đại trên con đường phụng sự đạo pháp và dân tộc nơi xứ người.

KẾT LUẬN :

Những bổn phận vừa trình bày ở trước không phải của hàng Phật tử xuất gia hành sử mà những bổn phận đây chỉ dành riêng cho hàng Phật tử tại gia hộ trì. Những pháp hành về bổn phận đây không những lợi ích trên phương diện tự giác giác tha, tự độ độ tha mà còn đánh giá được tinh thần vị tha cứu đời của người con Phật. Muốn mình xứng đáng là đệ tử chân chánh của Phật, muốn gia đình của mình được hạnh phúc thực sự, muốn cho đạo hạnh của mình được vuông tròn, hàng

Phật tử tại gia phải trải qua sự hành sử thuần thục những bổn phận căn bản nói trên. Nhất là tất cả cộng đồng Việt Nam hải ngoại hiện đang sống trong những nơi xứ sở hoàn toàn khác văn hoá, khác đạo đức, thì nhất định cần phải xây dựng đạo đức dân tộc làm nền tảng tâm linh cho giống nòi nương tựa. Tục ngữ có câu (Hoa thơm nhờ nhụy, người có giá trị nhờ đạo đức). Con người được may mắn là nhờ có đạo đức và đạo đức nếu như ra đi thì con người bị tai hoạ, đạo đức không có hình tướng cho nên không thể nắm bắt, nó đến với con người lúc nào không biết và ra đi lúc nào con người cũng không hay, nhưng có một điều là đạo đức được phát sanh từ nơi những bổn phận căn bản của con người.

Hàng Phật tử tại gia, nhất là những Phật tử hải ngoại đã chọn đức Phật làm cha lành, đã chọn giáo lý của đức Phật làm lẽ sống cho nên phải có bổn phận phát huy chánh pháp phụng sự quần sanh trước hết là báo đáp công ơn sâu dầy của đức Phật và sau là tạo dựng đạo đức cho con cháu nương nhờ. Để hoàn thành nghĩa vụ cao cả của con Phật ở xứ người, toàn thể Phật tử tại gia hải ngoại phải nhất trí dấn thân, phải hết mình đoàn kết trong lãnh vực hộ trì Phật Pháp và nếu được như thế chí nguyện mới viên thành. [Một cây làm chẳng nên non, ba cây dụm lại nên hòn núi cao], cầu mong toàn thể Phật tử tại gia gần xa hãy quan tâm đến những điều tâm sự này với ý niệm thiết tha đạo pháp.  (Theo thư viện hoa sen)
Ngày 17.4.2003
THÍCH THẮNG HOAN

BỔN PHẬN CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA

 
Thích Thiện Hoa
 

1. Người đời ai cũng có bổn phận:  

Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.  

Danh càng lớn, thì phận càng nhiều; phận càng nhiều thì bổn phận càng nặng. Hễ có thêm một cái danh là có thêm bổn phận. Càng nhiều danh lại càng nhiều bổn phận...Người có bổn phận của người; nhưng khi người + làm quan, tất nhiên ngoài bổn phận người, có thêm bổn phận làm quan, (bổn phận người + bổn phận quan). Và nếu người làm quan ấy lại làm quan đầu tỉnh, (người + quan + đầu đỉnh) thì tất nhiên ngoài hai bổn phận trên, còn thêm bổn phận cai trị cả tỉnh nữa (bổn phận người + bổn phận quan + bổn phận cai trị cả tỉnh). Nếu muốn có nhiều danh, mà lại muốn trút bớt bổn phận, thì là gian lận, lừa bịp. Và khi ấy, cái danh ấy chỉ là hư danh. Và khi danh đã hư, thì mọi viẹc đều hư cả. Cho nên người xưa đức Khổng Tử nêu lên thuyết "Chính danh" để chỉnh đón xã hội là vì thế.  

2. Người Phật tử tại gia lại có nhiều bổn phận hơn ai cả:  

Dựa vào lý luận trên mà suy diễn, chúng ta thấy bổn phận của người Phật tử tại gia thật là nặng nề. Cái danh của chúng ta gồm có đến năm chữ: Người + Phật tử + tại gia. Như thế, tất nhiên chúng ta có những bổn phận của người + bổn phận của Phật tử +bổn phận tại gia. Ðó là chưa kể người Phật tử tại gia ấy còn có những cái danh khác như: Công chức, Giáo sư, Tỉnh trưởng v.v...Nhưng để cho vấn đề này khỏi đi vào chi tiết quá; dưới đây chúng ta chỉ nói đến bổn phận người Phật tử tại gia mà thôi. Nhưng nếu muốn vấn đề được đặt một cách sáng sủa, giản dị, và sát ssề hơn nữa, chúng tôi đề nghị nên bỏ bớt chữ người nữa. Nghĩa là chúng ta sẽ không nói đến bổn phận của người ở đây; bổn phận ấy mọi người, vì đã là người đều biết cả rồi (trong mọi sách luân lý, công dân đều có nói đến).  

Như thế dưới đây, chúng tôi chỉ xin đề cập đến "bổn phận của Phật tử tại gia" mà thôi.  

B. Chánh Ðề  

Bổn phận của Phật tử tại gia là những gì?  

Phật là bậc toàn trí, toàn năng, toàn đức, đã dứt sạch ngã chấp, pháp chấp tất cả việc lành gì cũng được, nên công đức được đầy đủ và Phật đã biết rõ các phép đều tuân theo luật nhân quả, nên bao giờ cũng chỉ biết gieo nhân lành, làm việc lành.  

Phật tử , muốn được làm con Phật , muốn theo dấu chân Phật , muốn xứng đáng với danh từ Phật tử , tất pahỉ làm tròn bổn phận của Phật tử nghĩa là nghe những lời Phật đã dạy, làm theo những
việc Phật đã làm, đi theo con đường Phật đã đi.  

Phật tử , đáng lẽ phải làm y như thế đó. Nhưng bởi vì chúng ta là Phật tử tại gia, nên chưa có thể hoàn toàn theo đúng như Phật. Hai chữ tại gia ràng buộc chúng ta trong những bổn phận mà chúng ta phải làm tròn.  

Do đó, Phật tử tại gia, có những bổn phận như sau:  

Bổn phận đối với tự thân  

Bổn phận đối với gia đình, quyến thuộc  

Bổn phận đối với người ngoài gia đình.  

I. Bổn Phận Ðối Với Tự Thân  

Tu tâm dươngc tánh Ngoài bổn phận làm người cho xứng với danh nghĩa con người, cho tròn nhân cách, Phật tử còn luôn luôn cố gắng trau dồi đức hạnh, tu tâm dưỡng tánh, để cho thân tâm được an lạc, thanh tịnh, hầu hưởng được hạnh phúc trong hiện tại và bước lên đường giải thoát trong tương lai.  

Mỗi Phật tử phải luôn luôn cố gắng vượt lên khỏi kiếp người, vượt ra ngoài lục đạo. Chúng ta từ vô thỉ đến nay, vẫn sống say chết ngủ trong trường giả danh mộng huyền, luân hồi đã nhiều đời nhiều kiếp mà chúng sanh cũng hoàn lại chúng sanh.

Ngày nay, chúng ta may nhờ phúc báo đời trước, được làm học trò Phật , mắt được trông vào quyển kinh, tai được nghe Phật pháp, cũng như đêm tối sẵn có đèn, trong bể khổ gặp thuyền tế độ. Nếu chúng ta không gắng sức tu tập, dứt bỏ những thói quen mê lầm phiền não, để cho tâm tánh chúng ta được tiến hóa dần đến chỗ hoàn toàn viên mãn, thì sao cho khỏi phụ duyên lành đời trước của chúng ta và phụ công ơn đức Thích Ca , đấng Từ phụ đã hiện thân thuyết pháp, chỉ bày cho chúng ta những phương pháp tu hành để thoát khỏi sanh tử luân hồi. Phương pháp tu hành mà một Phật tử tại gia phần giải quyết tâm thực hiện là: giữ Ngũ Giới, tu Thập thiện, sám trừ các phiền não, chuyên tâm niệm Phật , phát tâm từ bi tế độ. Có như thế thì ct mới có thể vượt ra khỏi kiếp người, bước thêm một bước dài trên con đường giải thoát.  

II. Bổn Phận Ðối Với Gia Ðình  

Phật tử tại gia còn có gia đình quyến thuộc, nên còn nhiều bổn phận không thể làm ngơ được. Phật tử có cha mẹ, vợ hay chồng, con cái, bà con thân thích, người giúp công hay kẻ mướn việc...Ðối với mỗi hạng người ấy, Phật tử đều có mỗi cách đối xử, mỗi bổn phận.  
Theo kinh Thiện Sanh, thì Phật tử tại gia có những bp như sau đối với những người trong nhà:  

1. Bồn phận con đối với cha mẹ, phải đủ năm điều:  

a) Làm con phải hếùt lòng hiếu kính đối với cha mẹ, tùy theo mùa tiết hàn, nhiệt, mà chăn nom mền chiếu, ấm áp hợp thời, để cha mẹ được nghỉ ngơi yên giấc.  

b) Làm con mỗi ngày phải dậy sớm, để phân công việc cho người làm lụng đúng giờ, và lo sắp đặt miếng ăn thức uống cho cha mẹ được vừa miệng đẹp lòng.  

c) Làm con phải gánh vác tất cả công việc nhọc nhằn, thay thé cho cha mẹ, để cha mẹ được thư thới, vui vẻ trong tuổi già.  

d) Làm con phải nhớ nghĩ luôn luôn đền ơn sanh thành, dưỡng dục, để lo báo đáp cho kịp trong lúc cha mẹ còn sanh tiền. 

e) Làm con, khi cha mẹ đau ốm, phải hết lòng săn sóc, hầu hạ bên giường, không nài khó nhọc và ân cần rước thầy xem mạch, thuốc thang điều trị không sợ hao tốn.

2. Bổn phận cha mẹ đối với con, cũng phải đủ 5 điều:  

a) Phải dạy dỗ con dứt trừ tất cả điều hung ác, làm tất cả điều lành, để trở nên người có đức hạnh.  

b) Phải khuyên răn con cái, nên gần gũi người trí tuệ.  

c) Phải nhắc nhở con cái, cần mẫn học hành.  

d) Phải liệu định cưới gả con cái cho kịp lúc xuân thời. 

e) Phải cho con cái bàn tính tham dự việc nhà, cùng góp công trong sự xây dựng hạnh phúc gia đình.
3. Bổn phận vợ đối với chồng, phải đủ 5 điều:  

a) Phải kính yêu và hòa thuận với chồng, khi chồng ra đi hay trở về, phải đưa đón niềm nở.  

b) Khi chồng đi vắng, ở nhà phải lo quét dọn, may vá, cơm nước sẵn sàng, đợi chồng về mới cùng ăn uống.  

c) Phải giữ gìn tiết hạnh, không được ngoại tình.  

d) Lúc chồng nóng giận nặng lời, không nên bừng mặt cãi lẫy, làm mất hòa thuận và có khi phải rã rời giềng môí. Lại khi chồng có lời khuyên bảo chánh đáng, vợ phải vâng theo; kho có món ngon vật quí, không nên dùng riêng cho mình. 

e) Mỗi đêm, phải xem xét cửa nẻo, trước sau đóng gài kín đáo, cắt đặt cẩn thận, soi rọi khắp cả trong nhà, rồi mới đi ngủ sau.

4. Bổn phận chồng đối với vợ, cũng phải đủ 5 điều:  

a) Khi vợ ra đi hay lúc trở về, phải đưa đón niềm nở.  

b) Phải ăn uống cho có giờ khắc, và đừng quá khó khăn, để vợ khỏi phải làm phiền lòng nấu nướng không chừng, và lo lắng cực nhọc.  

c) Phải tùy phận giàu nghèo của mình, để vợ mua sắm áo quần và đồ trang sức vừa theo sở thích, không hẹp lòng làm vợ buồn phiền.  

d) Phải tin cậy phó thác cho vợ các công việc nhà. 

e) Không được sanh tâm tà vạy, sớm mận tối đào, làm cho vợ ghen tuông sầu não.

5. Bổn phận đối với bà con thân thích, phải có đủ 5 điều:  

a) Khi thấy bà con có người làm việc chẳng lành, thì phải thượng xót khuyên can, răn nhắc.  

b) Trong bà con thân thích, có người nào bị đau ốm, tai nạn, tật nguyền, thì phải hết lòng giúp đỡ, hoặc cơm cháo thuốc men, hoặc áo quần, tiền bạc v.v..  

c) Những việc kín đáo, rieng tư của người này, mình có biết cũng không nên tiết lộ cho người khác biết.  

d) Bà con thân thích, phải năng tới lui thăm viếng, nhắc nhở nhau tránh dữ làm lành. Ðoi khi có ý kiến chẳng đồng, cũng nên hoan hỷ, đừng cố chấp giận hờn nhau. 

e) Trong thân bằng quyến thuộc, có kẻ giàu người nghèo, lẽ cố nhiên người dư ăn dư để, phải giúp đỡ cho kẻ thiếu hụt.

6. Bổn phận chủ đối với người giúp việc trong nhà, phải có đủ 5 điều:  

a) Chủ nhà trước khi sai khiến người giúp việc làm gì, trước phải biết họ, đói, no, ấm, lạnh thế nào để họ có đủ sức khỏe và vui lòng làm lụng.  

b) Lúc nào n giúp việc làm gì, trước phải biết họ, đói, no, ấm, lạnh thế nào để họ có đủ sức khỏe và vui lòng làm lụng.  

b) Lúc nào người giúp việc bị bịnh loạn, phải chăm non thuốc thang và để cho họ được nghỉ ngơi, để bồi bổ sức khỏe lại.  

c) Khi họ có phạm lỗi gì, phải xét coi họ cố ý hay vô tình. Nếu vô ý lầm lỡ, thì nên dung thứ; nếu họ quyết lòng phá hại, thì phải làm nghiêm trách hẳn hoi, với lời lẽ thanh nhã, cho họ biết lỗi để chừa.  

d) Khi họ tiện tặc tích góp được số tiền riêng, không nên tìm cách thâu đoạt. 

e) Khi muốn thưởng công lao cho họ, phải giữ mực công bình, tùy công lao của mỗi người mà phân chia cho cân xứng.

7. Bổn phận người giúp việc đối với chủ nhà, cũng phải có đủ 5 điều kiện:  

a) Mỗi buổi sáng phải thức dậy trước chủ nhà, không đợi kêu.  

b) Phải biết phần việc nào của mỗi nagỳ, cứ y như thường lệ mà thi hành, không đời chủ sai bảo.  

c) Khi làm việc phải thận trọng đồ dùng của chủ, không làm vụt chạc, hư hao.   e) Phải hết lòng kính mến chủ nhà, lúc chủ ra đi, phải ân cần đưa tiễn, lúc chủ trở về, phải vui mừng tiếp đón. 

e) Không nên chỉ trích, nói xấu chủ với người ngoài.

III. Bổn Phận Ðối Với Người Ngoài Gia Ðình  

Những người ngoài gia đình, chúng tôi muốn nói ở đây, không phải những người xa lạ, hay hàng xóm láng giềng, mà chính là những người có sự liên quan mật thiết với chúng ta, nhưng không cũng quyến thuộc, không ở chung dưới một mái nhà, nên tạm gọi là những người ngoài gia đình.  
Những người nầy giữ vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta, lái chúng ta đi trên con đường hiểu biết đạo đức, góp một phần lớn lao trong việc xây dựng hạnh phúc cho chúng ta. Ðó là những vị thầy dạy dỗ và những vị Tăng già và thiện hữu tri thức.  

1. Bổn phận học trò đối với thầy, phải đủ 5 điều:  

a) Phải kính mến thầy như cha mẹ  

b) Phải vâng lời thầy dạy bảo.  

c) Phải giúp đỡ thầy trong cơn hoạn nạn.  

d) Phải siêng năng học tập cho vui lòng thầy.

e) Khi thôi học rồi, cũng phải năng tới lui thăm viếng thầy, để tỏ lòng cảm mến công ơn dạy dỗ và quý trọng tài đức của Thầy..

2. Bổn phận thầy đối với trò, cũng phải đủ 5 điều:  

a) Phải cần mẫn dạy dỗ học trò.  

b) Phải cố gắng làm sao cho học trò mình mau tiến bộ hơn học trò khác, về tài năng cũng như về đức hạnh.  

c) Phải để ý đến những điều cấn yếu làm sao cho học trò in sâu mãi vào tâm trí.  

d) Phải giảng giải rõ ràng các lý thuyết mắc mỏ và hỏi lại nhiều lần cho học trò không lầm lạc.  

e) Phải có lòng rộng rãi, mong muốn làm sao cho học trò mình được trở nên giỏi hơn mình.  

3. Bổn phận Tín đồ đối với chư Tăng và thiện hữu tri thức phải đủ 5 điều:  

a) Phải hết lòng thành thật đối với chư Tăng và thiện hữu tri thức.  

b) Phải cung kính và vâng lời dạy bảo của quí vị minh sư và các thiện hữu.  

c) Phải chăm chỉ nghe lời giảng dạy của các vị Tăng già đức độ, thẩm xét cho kỹ lưỡng rồi như pháp mà tu hành.  

d) Phải cầu học với chư Tăng và thiện hữu những chỗ bí yếu về đạo lý mà mình chưa hiểu.

e) Phải cầu thỉnh các vị minh sư chỉ dạy cho mình những pháp môn cần yếu, như "tham thiền", "niệm Phật " để ngày đêm chuyên tâm tu trì, không gián đoạn.

IV. Cách Xưng Hô Và Một Số Nghi Thức Cần Thiết 
Của Người Phật Tử Tại Gia  

Ngoài những bổn phận nói trên, Phật tử tại gia còn cần phải biết cách xưng hô khi tiếp xúc với quý vị Tăng già, và những nghi thức cần thiết khi đến chùa, khi lễ Phật , cầm kinh v.v...Ðã là Phật tử , thì những điều này, mặc dù là hình thức, cũng không thể không biết đến.  

1. Cách chào hỏi và xưng hô với Tăng già:  

Phật tử phải biết cách đối xử, xưng hô với chư Tăng cho phải phép:  
a) Khi gặp một vị hay nhiều vị Tăng tại chùa hay ngoài đường, nên chắp tay kính cẩn chào, bằng cách niệm: "Nam mô A Di Ðà Phật ", với vẻ mặt hoan hỷ với mình. Lối chào ấy biểu lộ một tình cảm đậm đà, còn hơn lối chào bắt tay của người Âu Tây. Sở dĩ chào nhau bằng một câu bảo hiệu Phật , là để nhắc rằng ai cũng có Phật tánh (bản tánh A Di Ðà), nếu quyết chí tu, rồi cũng đến được cảnh giới Tịnh độ và cuối cùng sẽ thành Phật.  

b) Về cách xưng hô, Phật tử tại gia không nên kêu chư Tăng bằng Huynh hay Sư huynh hay Ðạo hữu mà nên kêu bằng thầy, mặc dù vị ấy là đồng sư.  

Những tiếng Thượng Tọa, Ðại Ðức không nên quá lạm dụng, không phải đối với vị sư nào cũng gọi là Thượng Tọa hay Ðại Ðức được cả. Chỉ đối với những vị sư có đạo hạnh, nhiều niên lập (tuổi Ðạo), và đối với mình chưa quen thân lắm, mới nên dùng chữ Thượng Tọa hay Ðại Ðức. Ðối với các vị Bổn sư, các vị Tăng già mình thường quen biết, dùng chữ "Thầy" là phải cách và đầy đủ ý nghĩa nhất. Thầy là có ý tôn kính như cha (quân, sư, phụ) và là người thường dạy bảo mình trên đường tu tập. Thầy có vẻ vừa tôn kính, vừa thân mật, vừa chân thật, chứ không như chữ Thượng Tọa hay Ðại Ðức có vẻ xã giao kiểu cách, đãi bôi, bề ngoài. Hiện nay đang lan tràn cái dịch, dùng danh từ Thượng Tọa và Ðại Ðức. Chúng ta nên thận trọng mỗi khi dùng những chữ ấy, để khỏi bị người ngạo đạo hiểu lầm là quí vị Tăng già muốn được gọi như thế, vì còn thích chức tước, hư danh.  

c) Trước khi vào Chánh điện lễ Phật , phải rửa mặt, súc miệng, rửa tay cho sạch sẽ, để giấy gút ngoài thềm cửa, đừng mang vào Ðiện mà tổn Phước. Khi tiến tới Ðiện thì đi ở phía trái, khi ra thì đi về phía hữu, theo cách "hữu nhiễu" của nhà Phật (đi quanh theo chiều hữu, ab hay bảy vòng, để tỏ lòng kính mến Phật ).  
Khi đi ra, phải chú ý coi chừng dưới chân, để tránh khỏi sự dẫm đạp trùng kiến. Giữ được như thế, được phước đức hơn là phóng sanh mà không biết giữ.  

d) Khi tụng kinh, phải chắp hai tay ngang ngực, mười ngón tay từng cặp bằng nhau, không so le, hai lòng bàn tay khít lại, đừng để trống giữa. Chân đứng ngang bằng, hình chữ "bát", mắt ngó xuống, chăm chỉ tụng cho các câu rành mạch, không nên ỷ giọng hay, tụng to tiếng động chúng. Phải tụng cho ăn nhịp, theo tiếng mõ và tiếng tụng của ông Duy na (dẫn đầu).  
Khi lễ Phật , năm vóc phải sát đất, nghĩa là đầu, hai tay, hai gối, phải sát chiếu, hết lòng thành kính mà lễ. Khi lạy phải xích qua một bên, vì phía sau còn có chùa thờ Hộ pháp hay tượng Phật và nhương chỗ cho ngôi Trụ trì. Khi lễ Phật xong, đi ra phải bước lui, mắt ngó tượng Phật , đừng quay lưng lại.  

e) Trước khi cầm kinh hay tụng phải rửa tay. Cầm kinh sách đem đi đâu, nên ôm trên ngực, đừng cặp bên nách như quyển sách thường, vì kính kinh như kính Phật. Nếu cầm kinh mà muốn chào người, thì phải để kinh trên bàn trước khi chào. Gặp trường hợp không có chỗ để kinh, thì ôm vào ngực mà chào: "A Di Ðà Phật " là được. Kiêng nhất là cầm quyển kinh mà xa chào người.  
Trên đây là kể sơ lược một số oai nghi tế hạnh mà Phật tử tại gia phải giữ gìn. Oai nghi của người xuất gia thì nhiều lắm, nhưng không phải phạm vi của bài này, nên không nói đến.  

C. Kết Luận  

Khuyên Phật tử tại gia giữ tròn bổn phận.  
Bổn phận của Phật tử tại gia như vừa trình bày ở trên, tuy kể ra thì nhiều, nhưng không có gì là cao kỳ khó khăn phức tạp. Những điều ấy, một người chưa phải là Phật tử , nhưng có chút đức hạnh, cũng đã hiểu rồi, biết rồi.  

Nhưng điều quan trọng ở đây, không phải là hiểu biết mà là thực hành, những điều đã hiểu biết ấy. Trong cuộc sống tầm thường hằng ngày, làm tròn bổn phận có nhiều khi còn khó hơn là ra trận giết quân thù, hay trèo non lội suối. Những công việc khó khăn như bất thường này chỉ cần vận động sự cố gắng và hăng hái trong một khoảng thời gian nhất định, chứ những bổn phận tầm thường hằng ngày, muốn làm cho tròn, phải vận dụng sự kiên nhẫn và cố gắng suốt cả đời. Vì lý do ấy mà tục ngữ ta có câu: " Thứ nhất tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa".  
Vậy chúng ta không nên xem thường những bổn phận tầm thường của chúng ta, mà phải luôn luôn cố gắng làm cho tròn. Sự cố gắng này sẽ đem lại cho chúng ta một phần thưởng chắc chắn thật là đưa dần chúng ta lên đường giải thoát. (Theo Thích Thiện Hoa - Thư viện Hoa Sen)
 
Copyright © 2013 TÂM LINH | Powered by Blogger