Friday, December 13, 2013

Hai người “điên” nuôi hơn 400 người… tâm thần



Người điên ở trại tâm thần nam hát cho nhau nghe
 
Theo Lao động
 
www.duongdoimuonneo.blogspot.com - Người ta gọi vợ chồng ông Bùi Văn Thu, bà Trần Thị Tươi - chủ nhân cơ sở bảo trợ tư nhân Trọng Đức ở Lâm Đồng - là hai người “điên”

Lý lẽ rằng, chỉ có “người điên” mới bao nhiêu năm nay chạy vạy nuôi ăn ở miễn phí hơn 400 người bị tâm thần trong nhà mình, mà “nguồn lợi” duy nhất vợ chồng họ thu lại được chỉ là niềm vui, cảm giác hạnh phúc khi chứng kiến sự hồi sinh kỳ diệu từ những “bệnh nhân” của mình...
 
Theo tiếng gọi người điên

Trước khi đến cơ sở bảo trợ xã hội tư nhân Trọng Đức ở xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), tôi đã hình dung đó là một trại nuôi nhốt người tâm thần với toàn những chuyện kinh hãi. 

Nhưng lạ thay, 400 bệnh nhân tâm thần nam, nữ ở hai khu riêng biệt đều rất hiền lành, vô hại, thậm chí bảo gì nghe nấy.

 Ở đây tôi chỉ thấy người điên đi loanh quanh, vừa đi vừa hát. Có anh ngồi trong góc lắng nghe bạn hát, ngắm nhìn bạn đi... 11 giờ trưa, chiếc loa phóng thanh chậm rãi phát hiệu lệnh: “Tất cả đi rửa tay, xếp hàng trật tự vào nhà ăn”. 

Vậy là hàng trăm người điên lục tục ra bể nước rửa tay, rồi vào phòng ăn ngồi trật tự như những đứa trẻ ngoan. 

Bà Trần Thị Tươi nói: “Ở nhà bướng bỉnh, hung hăng vậy, chứ vào đây là hiền như cục đất”.
 
Trước mặt tôi là bệnh nhân Nguyễn Mạnh Cường, 37 tuổi - nhà chỉ cách cơ sở bảo trợ xã hội Trọng Đức hơn cây số - đang ngồi ăn từ tốn, vui vẻ trả lời phần lớn các câu hỏi đơn giản của tôi. 

Vậy mà lúc ở nhà, gia đình phải nhốt anh ta với một dây xích to bằng cổ tay. Mỗi lần thả ra, Cường nhảy chồm chồm, thấy bất cứ ai cũng lao vào bóp cổ, cắn xé... 

Ông Nguyễn Văn Hùng - bố của Cường - kể lại: “Nó bị bệnh nhưng khỏe lắm, mỗi lần lên cơn điên là không ai giữ nổi. 

Một lần bứt xích chạy qua nhà dòng đập phá, tôi huy động 5 thanh niên không làm gì nổi, kêu thêm 5 đứa nữa mới vật được nó ra xích lại. 

Trong nhà này nó đánh tôi nhiều nhất, vì nó ghét đàn ông, mà tôi là thằng đàn ông duy nhất gần gũi nó. Ban đêm nó hú vang như chó sói, cả xóm này không ai ngủ được. 

Hồi mẹ nó mất, cơ sở cho về chịu tang, ở nhà được một lúc, nó vác dao đuổi chém người ta, tôi phải gọi cho cơ sở xuống đưa nó đi gấp. 

Lúc đi Bệnh viện Tâm thần trung ương 2, bác sĩ bảo nó bị đứt một dây thần kinh rồi, suốt đời không chữa được.

Vậy mà gửi cho ông Thu, nó hiền khô, sai bảo gì cũng làm. Mỗi lần tôi vào thăm, nó còn nói chuyện tử tế lắm”.



Đang trò chuyện với PV Lao Động, ông Bùi Văn Thu nghe điện thoại của một gia đình ở Đồng Nai xin gửi bệnh nhân tâm thần.

Ở cơ sở bảo trợ xã hội Trọng Đức, tôi còn gặp một anh Cường nữa - Nguyễn Huy Cường, 24 tuổi, quê xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa). 

Anh này cũng được cơ sở đánh giá là hiền lành, chăm chỉ quét sân, lau nhà, rửa chén bát, biết gọi dạ bảo vâng. 

Ông Nguyễn Huy Sân - bố của Nguyễn Huy Cường - cho biết, lúc ở nhà Cường bị bệnh hoang tưởng, gặp ai cũng tưởng kẻ thù, chính ông cũng “no” đòn với con trai. 

Mỗi năm Cường đi bệnh viện tâm thần vài tháng, nhưng về một thời gian lại tái phát, lần sau nặng hơn lần trước. 

“Nhưng từ khi vào đây nó bỗng hiền khô, bảo gì cũng vâng lời, chưa bao giờ chửi hoặc đánh ai mới lạ chứ” - ông Sân ngạc nhiên.
Vợ chồng ông Sân là cán bộ về hưu, 3 con gái đều đỗ đạt và có gia đình riêng, Cường là con trai độc nhất. Đã 6 năm nay, từ khi Cường mắc bệnh tâm thần, vợ chồng ông Sân cũng đến cơ sở bảo trợ xã hội 

Trọng Đức ở hẳn, không thiết về quê. Ông Sân nhận xét: “Bệnh nhân ở đây ngoan hơn đến bảy, tám chục phần trăm so với các bệnh viện tâm thần mà tôi biết. 

Ở bệnh viện tâm thần chẳng đêm nào tôi ngủ được, vì họ la hét, đập phá, nhưng vào đây lại ngủ rất ngon. Mà đây toàn bệnh nặng, gia đình chạy chữa khắp nơi không khỏi mới đưa vào”.

Đến “nhà điên”... hết điên

Điều kỳ diệu là không ít người tâm thần, sau một thời gian được ông Thu, bà Tươi chăm sóc đã khỏi bệnh, trở về xây lập cuộc sống mới. 

Cũng có người không chịu về như ông Trần Hoàng Lương - trú phường 4, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). 

Ông Lương tâm sự: “Tôi bị tâm thần nặng, người nhà phải xiềng xích chân tay suốt 15 năm, đây còn những vết sẹo sâu đến tận xương. Sau bao năm sống u mê tăm tối, chính nơi này đã cho tôi trở lại làm người. 

Giờ tuổi đã lớn, không vợ con, tôi xin ở lại trả nghĩa cho ông bà Thu, cũng là để chăm sóc những người điên khốn khổ như tôi một thời”. 

Số bệnh nhân khác sau một thời gian điều trị bệnh đã thuyên giảm hẳn, nhiều người ra ngoài lao động tự do, chỉ trưa và tối mới trở về nhà ông Thu ăn cơm, nghỉ ngơi. 

Ông Nguyễn Huy Sân nhận định, con trai ông vẫn chưa khỏi hẳn, nhưng bệnh đã giảm được sáu, bảy mươi phần trăm so với lúc ở nhà. 

Mắt ông sáng dần lên với câu chuyện của mình: “Trước cứ nhìn thấy tôi là nó lao vào đánh, còn bây giờ hai bố con nằm chung, tâm sự đủ thứ chuyện rồi mới ngủ. Tôi nhắc chuyện lúc nó còn bé, nó nghe xong công nhận bố nói đúng. 

Nó hỏi ở quê bây giờ ra sao, ai còn, ai mất, cái chuồng heo bị nứt đã sập hay vẫn còn... Nó được như vậy, tôi mừng rơi nước mắt. Tôi tin rồi con tôi sẽ khỏi bệnh, như các trường hợp mà tôi được chứng kiến trong 6 năm ở đây”.

Tôi hỏi có bí quyết gì chữa bệnh tâm thần không, ông Bùi Văn Thu lắc đầu: “Có bí quyết gì đâu. 

Tôi chỉ nghĩ nơi này khí hậu mát mẻ, thích hợp với bệnh nhân tâm thần, có câu nóng quá hóa điên mà. 

Mặt khác, chắc phương pháp chữa bệnh mà tôi tự nghĩ ra cũng có phần đúng. 

Đó là lao động hợp lý giúp người bệnh an thần, cải tạo trí nhớ, khôi phục các năng lực hành vi đã mất. Tôi còn tập hát cho bệnh nhân nữa, mỗi tuần hai buổi. 

Bệnh nhân hát không hay, nhưng họ thích hát lắm. Khi hát họ vui, nhờ vậy đỡ căng thẳng thần kinh...”. Còn bà Trần Thị Tươi cho biết, ngoài ăn uống theo chế độ bình thường ngày 3 bữa, tất cả các bệnh nhân đều được uống một loại thuốc an thần nhẹ vào buổi tối cho dễ ngủ. 

Chính ông Nguyễn Huy Sân là người được ông Thu, bà Tươi giao nhiệm vụ phát thuốc, vì lúc đi bộ đội ông Sân làm y tá. Ông Sân cho biết, đó là viên nén Aminazin - một loại dược lý hướng tâm thần, không có vai trò quyết định đối với bệnh nhân ở đây.

Chủ nhà cũng hết “điên”

Việc ông Thu, bà Tươi nhận người điên về chăm sóc, nuôi dưỡng miễn phí ban đầu cũng rất tình cờ. 

Trong chuyến đi từ thiện ở xã vùng sâu Liêng S’rôn (huyện Đam Rông) 7 năm về trước, bà Tươi gặp một người đàn ông tâm thần bị nhốt trong cũi sắt. 

Bà Tươi rơi nước mắt, rồi xin đưa về chăm sóc, coi như cứu mạng người. 

Đó là ông Chu Ru, người dân tộc K’Ho, hiện đang sống tại cơ sở Trọng Đức, không phải nhốt nữa. Sau Chu Ru, vợ chồng bà Thu nhận thêm một số người nữa. 

Rồi nhà cửa chật chội, vợ chồng bà Tươi phá vườn càphê làm nhà cho họ ở riêng. 

Tiếng lành đồn xa, nhiều gia đình khắp trong nam, ngoài bắc lần lượt đưa thân nhân mắc bệnh tâm thần đến nhờ cậy. Người tốt bụng gặp người tâm thần lang thang cũng dẫn về gửi  ông bà chăm sóc. 

Căn nhà ấy cứ rộng dần, cho đến khi UBND huyện Đức Trọng ra quyết định cho phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội tư nhân Trọng Đức vào năm 2006. 

Hiện cơ sở Trọng Đức có 14 người làm việc chuyên trách, 50 người làm việc không thường xuyên, tất cả đều làm từ thiện.

Tôi hỏi tiền đâu nuôi hơn 400 người bệnh, mỗi ngày hết 6 - 7 triệu đồng, ông Thu chìa cuốn sổ ghi chép số tiền, quà của các đoàn từ thiện đến thăm. 

Bà Tươi nói thêm: “Khi thiếu đói được các vựa gạo bán chịu không lãi, các vựa rau cho không lấy tiền, vật liệu xây dựng cũng được mua giá rẻ... 

Nhiều người bảo tôi có nguồn tiền nước ngoài, mà thực tế tôi có gì đâu”.

Nhớ lại những ngày đầu, ông Thu kể: “Gia đình nào có người tâm thần cũng muốn đưa vào cơ sở xã hội để tránh bị hành hung, để yên cửa yên nhà, còn mình lại tìm người điên đưa về nuôi dưỡng. 

Bởi vậy, người dân vùng này nói vợ chồng tôi có vấn đề về thần kinh, rồi chữ “điên” được người ta gắn luôn vào sau tên chúng tôi”.
 
“Điên” vậy đấy, nhưng với tình yêu thương vô điều kiện, ông Thu, bà Tươi đã làm nên những điều kỳ diệu, trở thành ân nhân của hàng trăm gia đình có bệnh nhân tâm thần nặng. 

Tôi không nhịn được cười khi chia tay tôi, ông Thu ghé tai nói nhỏ: 

“Nói vậy thôi chứ bữa này không còn ai gọi vợ chồng tui là người điên nữa rồi. Cuối cùng thì họ cũng hiểu...”.

7 viên xá lợi bí ẩn của ni cô sau khi viên tịch



 xá lợi của ni cô Huệ Tánh.

  

Theo Đời Sống Pháp Luật

 

Khi viên tịch, ni cô Huệ Tánh, một vị nữ chân tu tại Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (Quảng Ninh) đã để lại 7 viên xá lợi lấp lánh. 


Trong những ni sư đã tu hành đắc đạo ở đây, ni cô Huệ Bảo cho biết, trải qua quá trình chân tu khổ hạnh, đắc đạo về với cõi Phật, ni cô Huệ Tánh đã để lại cho đời 7 viên xá lợi trong di cốt của người. 

Đây là việc khá hy hữu bởi xá lợi thường được cho là chỉ tìm thấy ở những vị tăng chân tu (nam giới)...


Cũng theo ni cô Huệ Bảo, việc phát hiện ra xá lợi của ni cô Huệ Tánh là do các phật tử phát hiện ra. Chị Thanh Tâm, một trong những Phật tử đầu tiên phát hiện ra xá lợi của ni cô Huệ Tánh cho biết: 

"Ngày ni cô Huệ Tánh về với cõi Phật, nhà chùa đã làm lễ và đưa ni cô đến đài hóa thân An Lạc Viên (Cẩm Phả - Quảng Ninh), sau khi hỏa táng, đại diện của đài hóa thân yêu cầu nhân thân bốc tro cốt để lưu giữ, các Phật tử đã bất ngờ khi thấy các hạt xá lợi trong tro cốt của người.


Cũng theo đại diện của đài hóa thân, trong hàng nghìn người, trường hợp của ni cô Huệ Tánh là một trường hợp hiếm gặp. Khi các Phật tử thu dọn tro cốt của người, mọi người ngạc nhiên vì thấy những hạt lấp lánh mà chưa ai từng tận mắt thấy. 

Mọi người đếm được rất nhiều viên, nhưng nổi bật nhất là 7 viên xá lợi lấp lánh".


Mọi người trong Thiền viện đã tập hợp những viên xá lợi của ni cô Huệ Tánh đem đựng trong một bảo tháp nhỏ và thờ tự tại chánh điện. Trong bảo tháp, những hạt xá lợi kết tụ với nhiều hình thù khác nhau, một số hạt xá lợi có màu hồng nhạt, rất trong và lấp lánh khi được đựng trong bảo tháp pha lê.


Cuộc đời chân tu của ni cô Huệ Tánh đầy khắc khổ nhưng đắc đạo. Có lẽ chính cuộc đời chân tu ngộ đạo của thầy đã tạo trong tro cốt của thầy có nhiều xá lợi đến vậy. Trong Phật pháp, chỉ có những nhà chân tu thành chính quả mới có thể để lại xá lợi cho đời.



Di ảnh của cô Huệ Thanh.
Di ảnh của cô Huệ Tánh.

Tâm sự về quá trình tu hành của ni cô Huệ Tánh, ni cô Huệ Bảo cho biết, cả cuộc đời của ni cô Huệ Tánh là cả một hành trình ngộ đạo đầy gian khổ. Sau khi trải qua thời gian pháp sám hối ngũ hối, trì chú Chuẩn Đề và tu Pháp Hoa, ni cô sống cuộc đời thanh đạm. 

Cũng đã có thời kỳ ni cô Huệ Tánh phải trải qua cảnh uống nước suối, ăn măng rừng. Khi về với cõi Phật, thân tâm của ni cô trở nên thanh thản, nhẹ nhàng như hư không.


Ni cô Huệ Bảo chia sẻ, việc hình thành xá lợi sau khi viên tịch là một điều rất hiếm gặp, chỉ những vị cao tăng đắc đạo mới có thể để lại cho đời xá lợi. 

Việc hình thành xá lợi cũng chưa có sự lý giải thuyết phục nào từ khoa học. Theo ni cô Huệ Bảo, khi chiêm bái cùng một viên ngọc xá lợi, nhiều người đã thấy các màu sắc khác nhau, tùy theo nghiệp nặng nhẹ của mỗi người.


Ngọc xá lợi là những viên có hình thể hơi tròn và cứng, lớn nhỏ khác nhau. Viên lớn như hạt đậu hạt ngô (bắp); viên nhỏ như hạt gạo, hạt mè. 

Xá lợi có nhiều màu sắc và sáng đục khác nhau. 

Thông thường, xá lợi có màu trắng, đỏ, hồng, xanh và vàng, 

Có thứ trong như thủy tinh, 

Có thứ trắng ngà như hạt gạo, 

Có thứ phát ra ánh sáng nhẹ nhàng như pha lê, 

Cũng có thứ màu sáng nhuận như san hô. 

Ngọc xá lợi là thành quả của công phu tu hành giữ gìn giới luật và công năng tu tập thiền quán cao thâm của đức Phật và các vị cao tăng.


Ngọc xá lợi của Đức Phật, tương truyền có thể biến hóa từ ít thành nhiều, từ nhỏ thành lớn và tỏa ánh sáng hào quang. 

Sự biến hóa kỳ diệu này phải do sự thành tâm lễ bái chí thành của người có đạo tâm. 

Riêng xá lợi Răng và Xương của Đức Phật thì không có sự biến hóa ít thành nhiều, do vậy bảo tháp thờ xá lợi Răng và Xương rất hiếm, riêng tháp thờ Ngọc xá lợi thì nhiều.


Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Tổng Thư ký, Chánh Văn phòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho biết: "Trong tu hành, việc tu hành công phu, thiền định, niệm Phật, đạt đến công năng nhất định, giữ tâm thanh tịnh, thì sẽ để lại những gì tinh túy nhất, cái mà tinh túy kết tinh đó sau khi hỏa thiêu, thuật ngữ gọi là trà tỳ, kết tinh đó được gọi là xá lợi, nhưng ai tu hành đạt được mức độ đó đều có thể để lại xá lợi".

Theo Đời Sống Pháp Luật

Monday, December 9, 2013

Sự thật và ngộ nhân về ăn chay



 17 Brilliant Artery Cleansing Foods ...
 Theo Trí Thức trẻ

Ăn chay làm giảm nguy cơ bệnh tim – mạch?


Đúng. Các nghiên cứu khoa học khẳng định, càng ăn ít thịt, càng ít xảy ra những vấn đề về tim mạch, ăn nhiều ngũ cốc và rau quả sẽ hạ thấp nồng độ cholesterol và hạ được huyết  áp. 

Một nhóm giáo sư Mỹ thuộc trường Đại học Harvard dưới chỉ đạo của bác sĩ Frank M.Sacks đã khảo sát cuộc sống và chế độ dinh dưỡng của 210 cư dân thực hành chế độ ăn chay thuộc 17 cộng đồng dân cư sống chung quanh khu vực Boston. Hầu hết họ là những người trẻ tuổi, ăn chay nghiêm túc, kiêng cả sữa và trứng. 

Kết quả cho thấy áp huyết của họ khá thấp, trung bình 160/60 ở những người độ tuổi từ 16 đến 19 so với 120/75 của nhưng thanh nên Mỹ khoẻ mạnh khác ở độ tuổi 20.


Một nghiên cứu khác trên những người chay đã cho thấy chỉ số huyết áp trên và dưới đều thấp hơn các chỉ số của người ăn mặn khoảng 4 đơn vị. Giới khoa học cho biết, không cần trải qua thời gian dài mới thấy được hiệu quả. 

Thử nghiệm trên một nhóm người ăn mặn thường xuyên trước đó nay chuyển sang chế độ không ăn thịt chỉ vài tháng đã thấy hạ được 7 đơn vị ở chỉ số trên và 3 đơn vị ở chỉ số dưới. Khi những người này ăn lại chế độ bình thường, huyêt áp đã trở lại chỉ số cũ sau hai tuần.


Thí nghiệm tại trường Đại học y Harvard đã cho thấy, nếu cho những người ăn chay ăn khoảng 250g thịt bò mỗi ngày nồng độ cholesterol trong máu của họ sẽ tăng lên khoảng 19%. 

Khẩu phần thịt gần bằng với khẩu phần thông thường của những người Mỹ khác, chỉ ít mỡ hơn. Kết quả còn cho biết mức độ cholesterol của những người này nhanh chóng giảm trở lại giống như trước kia chỉ sau từ 10 đến 14 ngày ăn chế độ không có thịt.


Hạ áp huyết và hạ độ cholesterol trong máu đồng nghĩa vớ giảm bớt nguy cơ mắc các loại bệnh tim mạch. Qua theo dõi 11.000 người ăn chay trong thời gian 7 năm, các nhà khoa học Anh đã kết luận “ăn chay ít mắc bệnh tim mạch”.


Ăn chay có thể là nguyên nhân thiếu hụt nhiều hợp chất trong cơ thể?


Đúng. Ăn chay có thể dẫn tới tình trạng thiếu hụt một số axit amin, vitamin và khoáng chất, mà những chất này rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Trường hợp thường gặp của những  người ăn chay là thiếu chất sắt, vitamin B12 và chất đạm. 

Thức ăn thực vật giàu đạm thường thiếu một số axit amin thiết yếu như lysine (gạo, bắp, lúa mỳ), threonine (gạo), tryptophan (bắp) và methionine (các loại đậu). Các khảo cứu gần đây tại Anh cho thấy, 60% số người thực hành ăn chay bị thiếu hụt vitamin B12.



Ăn chay là chế độ dinh dưỡng tốt cho trẻ em?


Không đúng. Ăn chay có thể có hại đối với trẻ em đang trong quá trình phát triển. Nếu chế độ ăn chay khắc nghiệt và loại trừ hoàn toàn các món chế biến từ, trứng và sữa sẽ dẫn tới thiếu hụt axit folic, vitamin B12, vitamin D, canxi và chất sắt. Chúng ta nên nhớ rằng, cơ thể rất khó hấp thụ chất sắt trong môi trường chỉ có các sản phẩm thực vật. 

Do vậy việc thiếu hụt chất sắt càng nghiêm trọng hơn trong chế độ ăn chay. Thiếu canxi và vitamin D ở trẻ em rất dễ dẫn đến các bệnh về xương; thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn tới các bệnh về thị giác, các vấn đề trí tuệ và dễ bị kích động.


“Ăn chay phòng bệnh” là tuyệt đối không cần thịt, trứng và sữa động vật?


Không đúng. Gần đây các nhà khoa học nói nhiều tới “ăn chay phòng bệnh” – đó là thực đơn bao gồm các món ăn không chỉ chế biến từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà còn bao gồm cả các món ăn chế biến từ cá, trứng và sữa động vật. Tuy nhiên các món ăn có nguồn gốc động vật chiểm tỷ trọng nhỏ, thích hợp, nhằm bù đắp những thiếu hụt về axit amin, sinh tố và khoáng chất không có trong các sản phẩm thực vật. 

Ngoài ra, khi ăn chay cần bổ sung lượng vitamin, vì khoáng chất không có hoặc hàm lượng không đủ trong sản phẩm thực vật, nên bằng cách dùng thêm các viên vitamin và khoáng chất tổng hợp hoặc viên sủi tổng hợp.


Theo nhà dinh dưỡng học người Anh Desmond, “ăn chay phòng bệnh” là thực đơn các món chế biến có nguồn gốc từ thực vật chiếm tỷ trọng áp đảo và các món có nguồn gốc động vật như cá, trứng và sữa chiếm tỷ trọng thích hợp nhằm cân bằng các hợp chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể.


Theo tài liệu của Anh, hiện nay số người ăn chay tăng đáng kể, nhất là tại một số nước phát triển. Các nhà khoa học Anh gần đây công bố 6 kết quả khảo cứu 85 nghìn người thuộc nhiều nước trên thế giới cho thấy, ăn chay có tác động tích cực tới việc phòng một số bệnh và gia tăng tuổi thọ. 

Kết quả các khảo cứu tại Mỹ cho thấy, những người ăn chay có khả năng đề kháng tốt hơn và khoẻ mạnh hơn những người có dinh dưỡng giàu thịt. 

Các nhà khoa học dinh dưỡng Ba Lan cho biết, chế độ “ăn chay phòng bệnh” tác dụng tốt cho những bệnh nhân tiểu đường, xơ vữa động mạch, thấp khớp và đặc biệt có khả năng phòng chóng sỏi mật.


Ăn chay là cách dinh dưỡng tốt cho những người bệnh thận?


Đúng. Cách ăn nhiều rau xanh, trái cây đã có tác dụng tích cực cho những người bị bệnh thận, bởi lẽ nó giúp cơ thể đào thải chất phốt pho độc hại. Chất phốt pho có chứa trong nhiều sản phẩm giàu chất đạm; do vậy hạn chế chất phốt pho đối với bệnh thận tức là hạn chế ăn thịt. Hàm lượng phốt pho cao trong cơ thể có thể dẫn tới những căn bệnh về tim nghiêm trọng hoặc gây tử vong. 

Kết quả nghiên cứu tác động của ăn chay và ăn bình thường tới hàm lượng phốt pho trong máu ở những người bệnh thận do giáo sư người Anh Sharon Moe cùng các cộng sự đã tiến hành cho thấy, ở những người ăn chay có hàm lượng phốt pho thấp hơn 50% so với những người có chế độ ăn bình thường.


Ăn chay không có tác động đối với bệnh ung thư?


Không đúng. Các nghiên cứu tại Anh cho thấy, những người ăn chay có tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn những người ăn nhiều thịt, cá. Tuy nhiên chỉ liên quan đến một số bênh ung thư. 

Các nhà khoa học Anh và New Zelandi đã tiến hành thực nghiệm với sự tham gia của 61 nghìn người Anh theo 3 chế độ dinh dưỡng khác nhau: ăn chay với khẩu phần thịt không đáng kể, giàu thịt-cá và giàu cá. 

Kết quả cho thấy, tỷ lệ những người ăn chay bị bệnh ung thư dạ dày, ung thư bàng quang và ung thư máu chiếm không đáng kể so với những người có chế độ dinh dưỡng khác. Đặc biệt tỷ lệ bị ung thư dạ dày của những người ăn chay thấp hơn 3 lần so với những người ăn nhiều thịt và cá.


Giáo sư Sharon Moe cho biết, kết quả khảo cứu của ông tại nhiều nước phát triển cũng như đang phát triển cho thấy 30 – 40 năm trước đây số người bị ung thư dạ dày, ung thư máu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong các loại bệnh tật thời bấy giờ bởi vì một trong những nguyên nhân là thời đó khẩu phần rau, củ quả trong bữa ăn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với hiện nay. 

“Ông cha ta thời xưa không ai bị ung thư dạ dày và ung thư máu bởi lẽ khẩu phần chính của các bữa ăn là rau, của và quả” – ông Sharon Moe viết trong cuốn sách của mình “Ăn chay- Bí quyết sức khoẻ” mới ra mắt tại Anh.

Monday, November 18, 2013

Bệnh viện nổi tiếng trên thế giới thay đổi quan điểm về cách trị ung thư



 7 Adorkable Celebrities You Can't Help but Love ...

Xuân Phong - Chí Linh Thời Mới

www.duongdoimuonneo.blogspot.com - Mới đây, một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới đã thay đổi quan điểm về cách điều trị bệnh ung thư. Đó là bệnh viện Johns Hopkins, thuộc trường đại học ở Baltimore, Maryland, Hoa Kỳ.

Được thành lập nhờ sự tài trợ từ Johns Hopkins, và liên tiếp 17 năm được phân loại ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của các bệnh viện tốt nhất tại Hoa Kỳ.

Sau nhiều năm cho rằng, hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng, có những lựa chọn khác thay thế việc hóa trị: một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.

Thức ăn của tế bào ung thư

Đường: là một loại thực phẩm của bệnh ung thư. Không tiêu thụ đường là cắt bỏ một trong những nguồn quan trọng nhất của các tế bào ung thư. Có sản phẩm thay thế đường như sarccharin, nhưng chúng được làm từ Aspartame rất có hại. Tốt hơn nên thay thế đường bằng mật ong Manuka hay mật đường nhưng với số lượng nhỏ. Muối có chứa một hóa chất phụ gia để xuất hiện màu trắng. Một lựa chọn tốt hơn cho muối trắng là muối biển hoặc các loại muối thực vật.

Sữa: làm cho cơ thể sản xuất chất nhầy, đặc biệt trong đường ruột. Tế bào ung thư ăn chất nhầy. Loại bỏ sữa và thay thế bằng sữa đậu nành, các tế bào ung thư không có gì để ăn, vì vậy nó sẽ chết.

Thịt đỏ

Các tế bào ung thư trưởng thành trong môi trường acid. Vì thế nên tránh ăn thịt đỏ vì nó có tính acid, tốt nhất là ăn cá. Hơn nữa thịt chứa kháng sinh, hormone và ký sinh trùng, rất có hại, đặc biệt đối với những người mắc bệnh ung thư. Protein thịt khó tiêu hóa và đòi hỏi nhiều enzym. Thịt không tiêu hóa được ở lại và hư hỏng trong cơ thể dẫn tới việc tạo ra các độc tố nhiều hơn.

Ngừa và chữa trị ung thư

a) Một chế độ ăn uống 80% rau quả tươi và nước ép, ngũ cốc, hạt, các loại hạt quả, quả hạnh nhân và một ít trái cây đặt cơ thể trong môi trường kiềm.

Chúng ta chỉ nên tiêu thụ 20% thực phẩm nấu chín, bao gồm cả đậu. Nước ép rau tươi cung cấp cho cơ thể co-enzym có thể dễ dàng hấp thụ và ngấm vào các tế bào 15 phút sau khi được tiêu thụ để nuôi dưỡng và giúp định hình các tế bào khỏe mạnh. Để có được các ezyme sống, giúp xây dựng các tế bào khỏe mạnh, chúng ta phải cố gắng uống nước ép rau (tất cả, bao gồm cỏ linh thảo) và ăn nhiều rau quả tươi 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.

b) Không nên uống cà phê, trà và sô co la có chứa nhiều cafeine. Trà xanh là một lựa chọn tốt hơn vì có chứa chất chống ung thư. Tốt nhất là uống nước tinh khiết hoặc nước lọc để tránh các chất độc và kim loại nặng trong nước thường. Không uống nước cất vì nước này có chứ acid.

c) Các thành tế bào ung thư được bao phủ bởi một loại protein rất cứng. Khi không ăn thịt, những thành tế bào phóng thích nhiều enzim hơn, tấn công các protein của các tế bào ung thư và cho phép hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư.

d) Một số chất bổ xung giúp xây dựng lại hệ thống miễn dịch: Floressense, Essiac, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, EPA, dầu cá...giúp các tế bào chiến đấu và tiêu diệt các tế bào ung thư. Các chất bổ sung khác như vitamin E được biết đến bởi vì nó gây ra apoptote, cách bình thường của cơ thể để loại bỏ các tế bào vô dụng hoặc bị lỗi.

e) Ung thư là một căn bệnh của cơ thể, tâm trí và tinh thần. Một thái độ hoặt động và tích cực hơn sẽ giúp các bệnh nhân ung thư chiến đấu và sống còn. "Giận dữ, không hiểu biết, không tha thứ sẽ đặt cơ thể vào tình trạng căng thẳng và một môi trường acid cao".

Học để có một tâm hồn bình thản và yêu thương với một thái độ sống tích cực rất có lợi cho sức khỏe. Nên thư giãn và tận hưỡng cuộc sống.

f) Các tế bào ung thư không thể sống trong môi trường dưỡng khi (oxygénée). Luyện tập thể dục hằng ngày, hít thở sâu giúp lấy thêm nhiều oxy vào các tế bào. Liệu pháp oxy là một yếu tố giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.

g) Các hóa chất như dioxin gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Dioxin rất có hại. đặc biệt là đối với các tế bào cơ thể.

Đừng để trong tủ lạnh chai nước nhựa, bởi vì nhựa sẽ "đổ mồ hôi" dioxin và làm nhiễm độc nước uống.

Gần đây, Tiến sĩ Edward Fujimoto, Giám đốc chương trình Wellness ở bệnh viện Castle, xuất hiện trong một chương trình truyền hình giải thích sự nguy hiểm của dioxin.

Ông nói rằng, chúng ta không nên đặt hộp nhựa trong lò vi sóng, đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa chất béo. Ông nói rằng do sự kết hợp của chất béo và nhiệt lượng cao, nhựa sẽ truyền dioxin vào thực phẩm và do đó vào cơ thể chúng ta. Thay vào đó, bạn có thể xử dụng thủy tinh như Pyrex hoặc gốm sứ để đun nấu.

Nên ghi nhớ

1. không để hộp nhựa trong lò vi sóng.

2. Không để chai nước trong tủ lạnh

3. Không để hộp nhựa trong lò vi sóng.

(Lời dịch giả: Bài viết này rất có giá trị, nên đọc đi, đọc lại.)

Tuesday, November 5, 2013

Quy luật của tình yêu



 Góc Tâm Hồn GocTamHon org quy luat tinh yeu zps6229907f Quy luật tình yêu: sòng phẳng, ích kỷ và vị tha

 
Ba hành khách cùng đi trên một chuyến tàu tới ga Tình yêu: Sòng phẳng, Ích kỷ và Vị tha. Cả ba đều mang theo mình hai gói đồ: Nhận và Cho, nhưng độ nặng nhẹ khác nhau.

Sòng phẳng: Cho bằng Nhận

Ích kỷ: Cho ít hơn Nhận

Vị tha: Cho nhiều hơn Nhận

Trong lúc rỗi rãi ba người tán gẫu về hành lý của mình. Sòng phẳng lên tiếng:

- Tôi thấy hành lý của các anh lệch lạc, thật khó mang theo. Còn tôi luôn cân đối Cho và Nhận nên mang đi dễ dàng.

- Anh làm thế nào cho cân được? Ích kỷ hỏi.

- Thì tôi phải tính chớ. Tôi chỉ cho đi khi tôi chắc có thể nhận về một lượng tương đương. Cho không hay nhận không của ai cái gì, tôi đều không thích. Tính tôi là vậy, không muốn mắc nợ hay mang ơn.

Ích kỷ:

- Anh nói nghe như thể đi mua hàng vậy: Tiền nhiều mua được nhiều, tiền ít mua được ít, không tiền không mua. Nhưng tình cảm đâu thể đong đếm theo cách đó.

Sòng phẳng cười phá lên, rung cả hai vai. Ích kỷ ngạc nhiên:

- Tôi nói vậy không đúng à?

- Quá đúng là khác. Tôi chỉ buồn cười là trông 2 gói hành lý của anh bên Cho thì nhẹ bên Nhận thì nặng, vậy mà anh cũng nói được câu đó.

Ích kỷ nhìn lại 2 gói đồ của mình, gật đầu. Sòng phẳng thoáng bâng khuâng:

- Không phải lúc nào tôi cũng sòng phẳng cả đâu. Có những người cho tôi nhiều mà tôi không cho lại được là mấy. Ví như tình yêu cha mẹ cho tôi gần như vô hạn, chẳng kể tôi có đáp lại hay không. Vậy là tôi Nhận nhiều hơn Cho. Với con cái thì tôi Cho chúng nhiều hơn Nhận về. Cũng nhờ có sự bù trừ như vậy mà 2 gánh hành lý của tôi thường cân nhau.

Ích kỷ tán thành:

- Tôi thấy kiểu hành lý của anh giờ đang thịnh hành. Nhiều người thích sòng phẳng cả trong tình yêu theo kiểu: “Ông rút chân giò, bà thò chai rượu”.

Sòng phẳng trầm ngâm:

- Đôi khi tôi cũng không thích sống thế này đâu. Luôn phải tính toán nhiều – ít, luôn phải dừng gánh để sẻ từ bên này sang bên kia. Tôi thấy mệt mỏi và nhiều lúc trống rỗng, vô cảm.

Ích kỷ:

- Tôi cũng giống anh, luôn phải so đo tính toán. Nhưng tôi phải tính sao cho Nhận về mình nhiều hơn. Tôi chỉ thích nghĩ cho mình thôi mà.

- Nhận nhiều như thế anh có hài lòng không? Sòng phẳng hỏi.

- Chả mấy khi tôi vừa lòng. Tôi luôn canh cánh trong lòng: Mình có bị mất mát gì không? Cho như thế có nhiều quá không?

- Anh có người yêu không?

- Có chứ. Tôi rất yêu người yêu tôi là đằng khác. Nhưng tôi luôn lo sợ. Tôi sợ mình cho nhiều quá lỡ tình yêu bỏ tôi đi thì tôi chẳng được gì. Tôi không muốn nhận về tay trắng. Đó là nỗi ám ảnh của tôi.

Tàu qua cầu vượt sông Âu Io. Tiếng xình xịch của đầu máy át lời tâm sự của Ích kỷ. Qua khỏi cầu, tiếng ồn dịu lại, Ích kỷ và Sòng phẳng lúc này mới nhớ tới người bạn đồng hành thứ ba. Vị tha nãy giờ vẫn yên lặng lắng nghe. Khi thấy hai bạn hướng mắt về mình mới khẽ khàng cất lời:

- Hai anh đều có lý lẽ của mình. Lập luận của anh Sòng phẳng thuần túy là của bộ óc, không có mấy liên hệ đến trái tim. Chính vì vậy anh luôn thấy căng thẳng, mỏi mệt và đôi khi trống rỗng. Còn anh Ích kỷ yêu ghét rõ ràng, nhưng tình yêu của anh là “vì mình, cho mình”. Bởi yêu mình quá mà anh thường trực lo sợ. Tôi nói vậy có phải không hai anh?

Ích kỷ và Sòng phẳng đang mãi nghĩ ngợi nên không trả lời. Vị tha nói thêm:

- Anh Sòng phẳng nói đúng: Hành lý của tôi không cân – Cho nhiều hơn Nhận. Ấy là vì tình cảm xuất phát tự đáy lòng thì rất chân thành và giản dị. Nó thấy rằng Cho là lẽ tự nhiên, không gì vui bằng làm cho người mình thương yêu được hạnh phúc. Niềm vui khi dâng tặng làm vơi gánh nặng của tôi, cho tôi sự thanh thản, đủ đầy.

- Đủ đầy? Sòng phẳng và Ích kỷ cũng thốt lên. Cho là mất chứ, cho nhiều thì phải còn ít đi mới phải.

Vị tha mỉm cười:

- Đấy là về mặt vật chất, là quy luật trong Toán học thôi. Quy luật của tình yêu thì khác.

Lát nữa đến nơi, tôi sẽ chỉ cho các anh.

Ích kỷ và Sòng phẳng nhìn gánh hành lý của Vị tha, lại nhìn hành lý của mình, lòng chưa hết băn khoăn. Cũng vừa lúc tàu đến ga Tình yêu. Tàu chạy chậm dần, chậm dần rồi dừng hẳn.

Góc Tâm Hồn GocTamHon org quy luat tinh yeu zps6229907f Quy luật tình yêu: sòng phẳng, ích kỷ và vị tha

Ngước nhìn vào sân ga, Sòng phẳng và Ích kỷ đều trông thấy dòng chữ có nội dung Vị tha vừa nhắc đến.

Hai người rất đỗi ngạc nhiên vì họ đi trên chuyến tàu nhiều lần, đến ga Tình yêu đã nhiều mà chưa bao giờ thấy hàng chữ đó. Thực ra quy luật của Tình yêu luôn có ở đó, nhưng chỉ những ai có trái tim nhạy cảm mới thấy và thấu hiểu.

Bạn thân mến, tôi sẽ không nói hàng chữ trên sân ga Tình yêu nói gì vì tôi chắc bạn cũng đoán ra được. Để kết thúc câu chuyện, tôi chỉ xin tiết lộ về những người sẽ đón 3 hành khách của chúng ta cùng hành lý Cho và Nhận của mỗi người:

Đón Sòng phẳng là Khô khan,

Ích kỷ sánh đôi cùng Bất an

Và người đón đợi Vị tha chính là Hạnh phúc.  (Theo Góc tâm hồn)

Saturday, November 2, 2013

26 điều thú vị trong cuộc sống




1. Nổi giận là trạng thái cái lưỡi làm việc nhanh hơn cái đầu.

2. Bạn không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể phá huỷ hiện tại bằng cách quá lo lắng cho tương lai.

3. Hãy yêu thương đi… rồi bạn chắc chắn sẽ được đáp lại.

4. Cuộc sống luôn ban tặng những điều tốt đẹp nhất cho những ai biết nhẫn nhịn.

5. Tất cả nụ cười đều có chung một ngôn ngữ.

6. Cái ôm là món quà lớn… Có thể cho đi bất cứ lúc nào và dễ dàng được đáp lại.

7. Mọi người cần được yêu thương… nhất là khi họ không xứng đáng điều đó.

8. Thước đo của cải của một người là những gì anh ta đã cống hiến cho đời.

9. Tiếng cười là mặt trời của cuộc sống.

10. Ai ai cũng đẹp, có điều không phải ai cũng nhận ra nó.

11. Điều quan trọng cho cha mẹ là sống theo những gì họ dạy.

12. Cảm ơn cuộc sống về những gì bạn có, tin cuộc sống về những gì bạn cần.

13. Nếu bạn tiếc nuối ngày hôm qua và lo lắng ngày mai, bạn sẽ không có ngày hôm nay để cảm tạ.

14. Người bình thường nhìn hình thức, người thông thái nhìn nội tâm.

15. Sự lựa chọn của bạn ngày hôm nay sẽ có tác động đến ngày mai

16. Dành thời gian để cười, bởi đó chính là điệu nhạc của tâm hồn.

17. Nếu có ai nói xấu bạn, hãy sống làm sao để không ai tin điều đó.

18. Kiên nhẫn là khả năng bạn hãm phanh khi bạn có cảm giác như đang tăng tốc.

19. Tình yêu thương vững chắc sau khi trải qua những xung đột.

20. Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm cho con cái là yêu thương nhau.

21. Những lời nói không tốt không làm gãy xương, nhưng có thể làm vỡ trái tim ta.

22. Để thoát khỏi gian nan, chỉ có cách đi xuyên qua nó.

23. Yêu thương là từ duy nhất có thể chia mà không bị giảm.

24. Hạnh phúc được tăng lên nhờ những người xung quanh, nhưng không phù thuộc vào họ.

25. Với mỗi phút bạn nổi giận, bạn mất đi 60 giây hạnh phúc mà không thể nào lấy lại được.

26. Làm bất cứ việc gì với hết khả năng, cho những ai bạn có thể, với những gì bạn có, và ở nơi nào bạn đang đứng. (Theo Góc Tâm Hồn)

Đôi mắt và lòng thương người





Trước một tòa nhà nọ, có một cậu bé bị mù ngồi đó với chiếc mũ phía trước và một tấm bảng ghi: "Tôi bị mù, xin mọi người hãy rũ lòng thương mà giúp đỡ".

Trong chiếc mũ của cậu bé lúc ấy chỉ có vài xu. Bỗng một ngừơi đàn ông đi ngang qua, ông đã lấy một vài đồng xu từ chiếc ví của mình ra và bỏ chúng vào chiếc mũ của cậu bé. Sau đó, ông cầm tấm bảng lên, chùi hết dòng chữ và viết lại một tấm bảng khác. Rồi ông đặt tấm bảng trở lại chỗ cũ để mọi người đi ngang qua sẽ dễ dàng nhìn thấy dòng chữ mới này.

Chẳng mấy chốc, chiếc mũ của cậu bé bỗng đầy tiền. Ngừơi nào đi ngang qua cũng ghé vào cho cậu vài đồng. Buổi chiều hôm đó, người đàn ông đã ghi lại tấm bảng đến để xem mọi việc như thế nào. Cậu bé nhận ra những bước chân của ông nên liền hỏi: “Chú là người đã viết lại tấm bảng cho cháu vào sáng nay phải không? Chú đã viết gì thế?” Người đàn ông nói: “Chú chỉ viết sự thật. Chú chỉ viết lại những gì cháu viết nhưng theo một cách khác!” 

Người đàn ông đó đã viết: “Hôm nay là một ngày thật đẹp, nhưng tôi không thể thấy điều đó được”. T
Tấm bảng đầu tiên và tấm bảng thứ hai đều có nội dung giống nhau? Tất nhiên, cả hai tấm bảng đều nói cho mọi người biết rằng cậu bé bị mù. Nhưng tấm bảng đầu tiên chỉ nói một cách đơn giản là cậu bé bị mù. Còn tấm bảng thứ hai nói với mọi người rằng họ rất may mắn khi nhìn thấy được cuộc sống hôm nay thật đẹp. Và tấm bảng thứ hai đã mang lại hiệu quả cao hơn.

Câu chuyện trên là ví dụ rõ nết về quà tặng cuộc sống dành cho mỗi người bình thường chúng ta đôi mắt sáng, và hãy biết cám ơn những gì bạn đang có. – Hãy biết sáng tạo và đổi mới. – Hãy sống hết mình, đừng bao giờ hối tiếc. Khi cuộc sống làm cho bạn có 100 lý do để khóc, thì cuộc sống cũng sẽ mang lại cho bạn 1000 lý do để cười. – Cuộc sống thật tuyệt vời nếu bạn biết cách sống như thế nào. Mỗi ngày có đẹp hay không thì đều tuỳ thuộc vào bạn.  (Theo Giải Trí Sống)

Phật ở nơi nào



 


 Bạn đã nghe nhiều về Phật, được truyền dạy những đạo lý của Phật,…. Vậy Phật ở đâu? Hãy đọc và suy nghĩ qua câu chuyện về bài học cuộc sống dưới đây từ Giá Trị Sống!

Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở… Chàng vẫn chưa gặp được Phật giống như hình dạng trong Kinh đã diễn tả.

“Thân Phật sắc vàng, cao một trượng sáu, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang chói sáng. “

Một hôm tại một sườn non, chàng trai tình cờ gặp một cụ già râu tóc bạc phơ, cốt cách siêu phàm, mừng quá, chàng khẩn khoản:

- Thưa cụ, cụ có biết Phật đang ngụ ở đâu không… Xin chỉ dùm cho con với.

Ông lão mĩm cười:

- Ồ! Chỗ nào mà không có Phật… Trên quãng đường vừa qua, chả lẽ con không gặp được Ngài ư…

- Thưa cụ, trên đường đi con đã từng gặp vô số người, nhưng đều là hạng phàm phu tục tử cả. Con chưa từng thấy người nào có được vài tướng tốt như trong kinh đã mô tả về Phật cả.
Ông cụ cười ha hả:

- Cháu ngốc nghếch thật, cháu không biết rằng cái thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp đó người Ấn Độ đã đốt thành tro và chia nhau xây tháp thờ cúng cả rồi ư…

- Thưa, thế thì Phật chết rồi sao…

- Hiện giờ Đức Phật đang phân thân ở khắp mọi nơi. Ngài cũng mang thân tốt và xấu như chúng sinh vậy. Con có còn muốn gặp Ngài nữa không…

- Thưa, dù bất cứ với hình dáng nào, nếu đích thật là Ngài thì con vẫn vô cùng khát ngưỡng.

- Vậy thì, để ta mách nước cho con nhé… Con hãy quay về, trên đường về nếu con gặp người nào mang guốc trái ở chân phải, guốc phải ở chân trái thì người đó chính là một hóa thân của Phật. Hãy thừa sự và cúng dường vị Phật ấy như trong kinh đã dạy.  

Chàng trai hối hả quay về. Suốt quãng đường dài, chàng không gặp Đức Phật nào mà hình dạng như cụ già diễn tả. Chán nản, chàng đi luôn về nhà. Trời đã khuya, bà mẹ còn chong đèn ngồi đợi con. Nghe tiếng gọi cửa bà mừng quá, quờ quạng tìm đôi guốc rồi chống gậy tất tả ra mở cửa.

Chàng trai thấy mẹ tiều tụy, nước mắt chảy dài trên đôi má nhăn nheo, mang lộn chiếc guốc trái qua chân phải, guốc phải sang chân trái. Chàng ôm chầm lấy mẹ nghẹn ngào: “Ôi Đức Phật yêu quí của con.” (Theo Thủy Hoàng - Giải Trí Sống)
-
 
Copyright © 2013 TÂM LINH | Powered by Blogger