Sự thật và ngộ nhân về ăn chay
Theo Trí Thức trẻ
Ăn chay làm giảm nguy cơ bệnh tim – mạch?
Đúng. Các nghiên cứu khoa học
khẳng định, càng ăn ít thịt, càng ít xảy ra những vấn đề về tim mạch, ăn
nhiều ngũ cốc và rau quả sẽ hạ thấp nồng độ cholesterol và hạ được
huyết áp.
Một nhóm giáo sư Mỹ thuộc trường Đại học Harvard dưới chỉ đạo
của bác sĩ Frank M.Sacks đã khảo sát cuộc sống và chế độ dinh dưỡng của
210 cư dân thực hành chế độ ăn chay thuộc 17 cộng đồng dân cư sống
chung quanh khu vực Boston. Hầu hết họ là những người trẻ tuổi, ăn chay
nghiêm túc, kiêng cả sữa và trứng.
Kết quả cho thấy áp huyết của họ khá
thấp, trung bình 160/60 ở những người độ tuổi từ 16 đến 19 so với 120/75
của nhưng thanh nên Mỹ khoẻ mạnh khác ở độ tuổi 20.
Một nghiên cứu khác trên những người chay
đã cho thấy chỉ số huyết áp trên và dưới đều thấp hơn các chỉ số của
người ăn mặn khoảng 4 đơn vị. Giới khoa học cho biết, không cần trải qua
thời gian dài mới thấy được hiệu quả.
Thử nghiệm trên một nhóm người ăn
mặn thường xuyên trước đó nay chuyển sang chế độ không ăn thịt chỉ vài
tháng đã thấy hạ được 7 đơn vị ở chỉ số trên và 3 đơn vị ở chỉ số dưới.
Khi những người này ăn lại chế độ bình thường, huyêt áp đã trở lại chỉ
số cũ sau hai tuần.
Thí nghiệm tại trường Đại học y Harvard
đã cho thấy, nếu cho những người ăn chay ăn khoảng 250g thịt bò mỗi ngày
nồng độ cholesterol trong máu của họ sẽ tăng lên khoảng 19%.
Khẩu phần
thịt gần bằng với khẩu phần thông thường của những người Mỹ khác, chỉ ít
mỡ hơn. Kết quả còn cho biết mức độ cholesterol của những người này
nhanh chóng giảm trở lại giống như trước kia chỉ sau từ 10 đến 14 ngày
ăn chế độ không có thịt.
Hạ áp huyết và hạ độ cholesterol trong
máu đồng nghĩa vớ giảm bớt nguy cơ mắc các loại bệnh tim mạch. Qua theo
dõi 11.000 người ăn chay trong thời gian 7 năm, các nhà khoa học Anh đã
kết luận “ăn chay ít mắc bệnh tim mạch”.
Ăn chay có thể là nguyên nhân thiếu hụt nhiều hợp chất trong cơ thể?
Đúng. Ăn chay có thể dẫn tới tình
trạng thiếu hụt một số axit amin, vitamin và khoáng chất, mà những chất
này rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Trường hợp thường gặp của
những người ăn chay là thiếu chất sắt, vitamin B12 và chất đạm.
Thức ăn
thực vật giàu đạm thường thiếu một số axit amin thiết yếu như lysine
(gạo, bắp, lúa mỳ), threonine (gạo), tryptophan (bắp) và methionine (các
loại đậu). Các khảo cứu gần đây tại Anh cho thấy, 60% số người thực
hành ăn chay bị thiếu hụt vitamin B12.
Ăn chay là chế độ dinh dưỡng tốt cho trẻ em?
Không đúng. Ăn chay có thể có hại đối với
trẻ em đang trong quá trình phát triển. Nếu chế độ ăn chay khắc nghiệt
và loại trừ hoàn toàn các món chế biến từ, trứng và sữa sẽ
dẫn tới thiếu hụt axit folic, vitamin B12, vitamin D, canxi và chất
sắt. Chúng ta nên nhớ rằng, cơ thể rất khó hấp thụ chất sắt trong môi
trường chỉ có các sản phẩm thực vật.
Do vậy việc thiếu hụt chất sắt càng
nghiêm trọng hơn trong chế độ ăn chay. Thiếu canxi và vitamin D ở trẻ
em rất dễ dẫn đến các bệnh về xương; thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn
tới các bệnh về thị giác, các vấn đề trí tuệ và dễ bị kích động.
“Ăn chay phòng bệnh” là tuyệt đối không cần thịt, trứng và sữa động vật?
Không đúng. Gần đây các nhà khoa học nói
nhiều tới “ăn chay phòng bệnh” – đó là thực đơn bao gồm các món ăn không
chỉ chế biến từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà còn bao gồm cả các
món ăn chế biến từ cá, trứng và sữa động vật. Tuy nhiên các món ăn có
nguồn gốc động vật chiểm tỷ trọng nhỏ, thích hợp, nhằm bù đắp những
thiếu hụt về axit amin, sinh tố và khoáng chất không có trong các sản
phẩm thực vật.
Ngoài ra, khi ăn chay cần bổ sung lượng vitamin, vì khoáng
chất không có hoặc hàm lượng không đủ trong sản phẩm thực vật, nên bằng cách
dùng thêm các viên vitamin và khoáng chất tổng hợp hoặc viên sủi tổng
hợp.
Theo nhà dinh dưỡng học người Anh
Desmond, “ăn chay phòng bệnh” là thực đơn các món chế biến có nguồn gốc
từ thực vật chiếm tỷ trọng áp đảo và các món có nguồn gốc động vật như
cá, trứng và sữa chiếm tỷ trọng thích hợp nhằm cân bằng các hợp chất cần
thiết cho hoạt động của cơ thể.
Theo tài liệu của Anh, hiện nay số người
ăn chay tăng đáng kể, nhất là tại một số nước phát triển. Các nhà khoa
học Anh gần đây công bố 6 kết quả khảo cứu 85 nghìn người thuộc nhiều
nước trên thế giới cho thấy, ăn chay có tác động tích cực tới việc phòng
một số bệnh và gia tăng tuổi thọ.
Kết quả các khảo cứu tại Mỹ cho thấy,
những người ăn chay có khả năng đề kháng tốt hơn và khoẻ mạnh
hơn những người có dinh dưỡng giàu thịt.
Các nhà khoa học dinh
dưỡng Ba Lan cho biết, chế độ “ăn chay phòng bệnh” tác dụng tốt cho
những bệnh nhân tiểu đường, xơ vữa động mạch, thấp khớp và đặc biệt có
khả năng phòng chóng sỏi mật.
Ăn chay là cách dinh dưỡng tốt cho những người bệnh thận?
Đúng. Cách ăn nhiều rau xanh, trái
cây đã có tác dụng tích cực cho những người bị bệnh thận, bởi lẽ nó giúp
cơ thể đào thải chất phốt pho độc hại. Chất phốt pho có chứa trong nhiều
sản phẩm giàu chất đạm; do vậy hạn chế chất phốt pho đối với bệnh thận
tức là hạn chế ăn thịt. Hàm lượng phốt pho cao trong cơ thể có thể dẫn
tới những căn bệnh về tim nghiêm trọng hoặc gây tử vong.
Kết quả nghiên
cứu tác động của ăn chay và ăn bình thường tới hàm lượng phốt pho trong
máu ở những người bệnh thận do giáo sư người Anh Sharon Moe cùng các
cộng sự đã tiến hành cho thấy, ở những người ăn chay có hàm lượng phốt
pho thấp hơn 50% so với những người có chế độ ăn bình thường.
Ăn chay không có tác động đối với bệnh ung thư?
Không đúng. Các nghiên cứu tại Anh cho
thấy, những người ăn chay có tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn những người ăn
nhiều thịt, cá. Tuy nhiên chỉ liên quan đến một số bênh ung thư.
Các nhà
khoa học Anh và New Zelandi đã tiến hành thực nghiệm với sự tham gia
của 61 nghìn người Anh theo 3 chế độ dinh dưỡng khác nhau: ăn chay với
khẩu phần thịt không đáng kể, giàu thịt-cá và giàu cá.
Kết quả cho thấy,
tỷ lệ những người ăn chay bị bệnh ung thư dạ dày, ung thư bàng quang và
ung thư máu chiếm không đáng kể so với những người có chế độ dinh dưỡng
khác. Đặc biệt tỷ lệ bị ung thư dạ dày của những người ăn chay thấp hơn
3 lần so với những người ăn nhiều thịt và cá.
Giáo sư Sharon Moe cho biết, kết quả khảo
cứu của ông tại nhiều nước phát triển cũng như đang phát triển cho thấy
30 – 40 năm trước đây số người bị ung thư dạ dày, ung thư máu chiếm tỷ
lệ rất nhỏ trong các loại bệnh tật thời bấy giờ bởi vì một trong những
nguyên nhân là thời đó khẩu phần rau, củ quả trong bữa ăn chiếm tỷ trọng
cao hơn nhiều so với hiện nay.
“Ông cha ta thời xưa không ai bị ung thư
dạ dày và ung thư máu bởi lẽ khẩu phần chính của các bữa ăn là rau, của
và quả” – ông Sharon Moe viết trong cuốn sách của mình “Ăn chay- Bí
quyết sức khoẻ” mới ra mắt tại Anh.
Post a Comment