Tuesday, September 16, 2014

Cây Bút Thần: Kim cổ vị lai

                                     Hòa thượng Thích Giác Sở năm 1968


Sấm cơ huyền của Hòa thượng Thích Giác Sở 


Mậu Thân năm nay, (năm 1968 Tết Mậu Thân khói lửa)

Khỉ bầy cặp rưỡi.

Báo hại người ta,

Khỉ mẹ khóc cha.

Khỉ con la khóc,

Nheo nhóc bá gia.

Hao nhà tốn của,

Xuân hạ máu rơi.

Khói lửa tơi bời,

Thu hởi la vang.

Chị em khóc mướt,

Chuối chín rụng râu.

Mười cầu đường ướt,

Cô bác chạy đâu.

Lo âu nhiều chuyện,

Đồng ruộng bỏ hoang.

Đông đến khó an,

Xóm làng ngơ ngác.

Hơn hai ba bốn,

Khổ nọ năm xưa!

Điên nói chuyện gì?

Ráng tri thì biết,

Gái ngoan thủ tiết?

Cứu đặng mẹ cha,

Thất tổ ông bà.

Đồng chung siêu thoát,

Trai trung tiết liệt!

Yêu nước mến dân,

Nhớ ơn Phật Trời.

Làm tròn bổn phận,

Cứu vớt tổ tông.

Đồng sanh lạc quốc,

Mới thiệt trai ngoan.

Bước qua sang năm,

Gà cồ nhảy bậy.

Nhiều chuyện rủi may,

Cô bác chê bai,

Người điên nói quấy!

Cho rằng năm ấy,

Hội hiệp ông bà.

Sao lại nói ra,

Chuyện gì may rủi?

Phải đấy bá gia!

Năm hội ông bà,

Ráng mà lo liệu.

Cho hồn siêu thoát,

Những người có phước.

Coi Gà dá chơi,

Đá qua một hồi.

Gà Tây, Gà Thổ,

Trúng gió hết trơn!

Mấy con Gà cồ,

Cho vô làm thịt.

Nửa luộc, nửa quay!

Dân hỡi có hay!?

Gà con lạc mẹ,

Nhiều kẻ mất cha.

Nhiều ma không đầu,

Chua xót âu sầu!

Cơ cầu nhiều chuyện,

Điên quá lo âu!

Nói cho Dân biết,

Ớt Thổ, gừng Tây,

Mọc cây trong nhà,

Bởi tại bá gia,

Gieo giống năm xưa.

Bây giờ hóa ra.

Một đàn lục tặc!

Đi kiếm người ta,

Cắt mà cái kẻo.              (năm 1970, người Cao Miên, phát động chiến dịch "cáp Duồn", khiến mỗi ngày hàng trăm Việt Kiều bị chặt đầu thả trôi sông)

Những người hung dữ,

Chạy thoát được đâu!

Ai biết lo âu,

Cầu Trời Phật độ.

Mấy cô thiếu Nữ,

Mấy chú thanh niên.

Có chút tu hiền,

Gấp tìm ông Sãi.              (1970 người Việt tìm sãi Cao Miên cứu mạng "cáp Duồn")

Người gốc Cao Miên,      ( sư sãi Cao Miên )

Xin giùm lúc ấy.              ( Sư sãi Cao Miên xin giùm)

Nói trước cho thấy,

Ớt thổ, gừng Tây. ( ????)

Nhiều cay ít ngọt.

Bởi nghiệp năm xưa!

Ai có Phước thừa,

Nó chừa để lại.

Cho xem Chó chết,  (năm 1970 là năm Tuất, rất nhiều người Việt bị chặt đầu ở Cao Miên)

Nhiều chuyện khó than,

Quận huyện la vang.

Xóm làng thưa thớt.

Ai biết chuyện  này,

Mách dùm có phước.

Tăng già, Thiên Chú,

Hiếu Nghĩa, Cao Đài,

Hòa Hảo, Thiền Lâm,

Khất Sĩ, Độ Tông,

Đạo Ông đạo bà

Nho gia hay Lão,

Nhiều phái nhiều môn,

Cũng gồm có một!!!

Vì Phật phương tiện,

Độ tận bá gia,

Kỳ ba lập hội,

Ai biết tội lỗi.

Sám hối tu hiền,

Phật liền chứng cho,

Thoát khỏi tai ba,

Vô nhà nghỉ khỏe,

Gọi là điểm đạo

Lai đáo Tây phương.

Hết khổ hết phiền,

Vui miền cực lạc.

Ai còn tham ác,

Liệu mà giữ xác!

Phật Trời thương xót,

Độ thoát bá gia,

Trước khi lập hội.

Thượng nguơn trở lại,

Ra đời thanh  nghiêm!

Trị kẻ chẳng hiền,

Bẩy niên lập lại. (???)

Thế giới chẳng yên! (???)

Bá tánh đừng phiền,

Người điên nói thiệt.

Câu chuyện hoa nguyệt,

Trăng gió hai bên.

Động đến Hằng Nga,

Nhiều chuyện thiết tha?

Nói xa mà gần.

Ai khéo truy tầm,

Sớm hằng gặp Đạo.

Lời điên Lếu-láo,

Ghi dấu lại coi?

Năm bẩy năm trời,

Người ơi tích của. (????)

Nghĩ chẳng còn đâu?                          (Sau 1975, nạn đổi tiền, mất tất cả)

Sao bằng tích Đạo.

Giữ dạ thảo ngay,

Ăn chay làm thiện.

Tránh miệng nói dơ,

Niệm chữ Nam mô

Thờ Cha kính Chúa.

Giữ đạo trò Thầy,

Bền dạ thảo ngay,

Quy Tây làm Thánh.

Mãn Thanh nhất tiếng! (????)

Các nước đều vô, (????)

Nam mô tranh tài.

Đầu sơn giao chiến (???)

Thập Bát chư quốc (???)

Bao ngoài chung quanh, (???)

Quan thiên xuất trận.

Hùng anh phép tài!

Giao chinh tam trận,

Chư Tiên lai đầu!

Phật thâu phép chư Quốc, 

Lập đời minh thánh.

Ứng hầu Phật Vương,

Chúc Phật vạn tuế,

Tăng tuế thọ trường,

Phật phán chư Quốc,

Cống lễ Minh tường,

Sắc phong chiếu chỉ,

Thường thường thọ ân.

Phật đãi yến viên,

Chư Quốc Quan Dân.

Chỉnh tề trở lại,

Quê hương an phần.

Phân thượng phân hạ.

Quan chức Quân Thần.

Phân ngôi phân thứ,

Định phần Quan Dân.

Lập xong Thánh đức thượng nguơn,

Quân Dân, Quan Chức thọ ân Minh hoàng.

Chúc Nam trào Thánh thượng muôn năm,

Trường sanh Vạn tuế muôn dân thanh nhàn,

Bây giờ thế giới hưởng an,

Cảm thương những kẻ phần hồn đọa sa!

Cầu xin Trời Phật thứ tha,

Con đi độ kẻ đọa sa ngục hình,

Chừng nào địa ngục rỗng không,

Thì con trở lại Tòa sen Tây đài!

Tóm bài Kim cổ Vị-lai,

Sẩy sàng sàng sẩy lập đời Thuấn Nghiêu!

Xây dựng Nam quốc Minh triều,

Muôn dân hạnh phúc thảy đều ấm no,

Không còn loạn khổ rẽ chia,

Không còn những cảnh đói no tiêu điều!?

Trước khi lập lại Minh triều,

Ra đời nghiêm trị xử tiêu quỷ tà!

Thanh nghiêm Đại hội ta bà,

Thanh trừng những kẻ gian tà ác hung!

Bá gia hãy ráng sửa lòng,

Đặng mà hưởng cảnh thái bình ngày sau,

Bây giờ tha thứ cho nhau,

Lòng thương mở rộng đâu đâu khá tường....!

(Hòa thượng Thích Giác Sở)




Cây Bút Thần: Chuyến đò chiều




Sấm giảng "huyền cơ" do Hòa thượng Thích Giác Sở viết, để khuyến tu đồng thời cũng tiên đoán trước vận mệnh của nước Việt Nam và thế giới .... Pmanth đã mạn phép tạm diễn giải  theo sự hiểu biết thô thiển của mình. Quý độc giả nào cao minh hiểu xa, trông rộng hơn có thể giúp bổ túc hay sửa chữa, để mọi người cùng được hiểu thêm.... .


Đò chiều đỗ bến Bồ-đề,

Đón người hiền đức đưa về Thượng nguơn,

Đưa người về đến tòa sen,

Đưa người khỏi cảnh ố hoen bụi trần!

Đưa người về cõi thượng thiên, 

Đưa người về cảnh Hoa-liên Châu đài!

Đò đưa gặp Phật gặp thầy,

Đò đưa khỏi cảnh đọa đầy trần gian!

Đò đưa về đến Tây phương,

Gặp cha gặp chúa nghỉ yên tòa vàng!

Đò đưa Tâm đạo Sĩ hiền, 

Đò đưa Nhân Nghĩa Trung Cang Đức tài!

Kỳ Ân xá lựa người hiền đức.

Chuyến đò chiều gặp được khó thay!

Cả kêu bổn Đạo Đông Tây,

Ráng tu sau gặp đò Thầy đưa sang.

Khoan hò khoan hỡi hò khoan,

Cắm sào cho chắc ai ngoan xuống đò.

Chờ khi tách bến xa bờ,

Bây giờ gẩy bản đờn mà Dân nghe,

Luật Tăng Phật cấm hát hò,

Cảm thương bá tánh tôi đờn Dân nghe.

Xin Phật rộng lượng Từ bi,

Du thần du thánh thứ tha tội nầy,

Đờn tôi không nhịp không dây,

Đờn Bát Chánh Đạo cho hay việc đời,

Đờn kêu thế giới chơi vơi,

Đờn kêu cho biết rã rời hiệp tan.

Đờn kêu những kẻ dọc ngang,

Đừng ngang đừng dọc mới an cuộc đời.

Đờn kêu cho thấu tận trời,

Cầu trời lập lại cuộc đời Thuấn Nghiêu!

Đờn kêu các nước phiêu lưu!

Thương Dân ruột thắt chín chiều Dân ơi!

Đờn kêu cho thấu thiên thai,

Cải tà quy chánh chiều mai coi đời.

Đờn kêu nhân vật đổi dời,

Đờn kêu Phiên Quốc chờ thời quy Nam!

Đờn kêu tích tịch tình tang.

Đờn kêu Tần Quốc qua thăm Nam trào!

Đờn kêu các bậc anh hào.

Cao minh thượng hạ, người nào lo tu,

Đờn kêu già trẻ công phu.

Đờn kêu cho biết không tu máu đào!

Đừng kêu đừng ghét người nào,

Đến khi lâm nạn Phật vào cứu cho.

Đờn kêu trong dạ âu lo,

Sợ Trời gieo họa xuống cho thình lình!

Đờn kêu đừng dạ bất bình,

Đừng thù đừng oán phận mình phải lo!

Đờn kêu ghi nhớ giảng xưa, 

Qui người hậu giảng chánh tà tỏ phân.

Đờn kêu ái quốc trung quân.

Đờn kêu lâp hội Long Vân sẩy sàng!,

Đờn kêu bá tánh lo toan,

Âm thanh ba tiếng nhộn nhàng lăng xăng!

Đờn kêu các bậc linh căn,

Niệm Phật có Phật giữ hình phải lo!

Đờn kêu khắp xứ Nam kỳ,

Ai ai niệm chữ từ bi thì nhờ.

Đờn kêu hung dữ thì chừa,

Đờn kêu cho biết xử mà người hung!

Đờn kêu cho biết thiệt hơn,

Đờn kêu cho biết sạch trơn quỷ tà!

Đờn kêu rửa sạch lòng ma,

Ma chê Trời Phật mới ra hội nầy!

Đờn kêu tớ nọ lìa Thầy,

Đờn kêu cho biết Trời đầy xấu đa!

Đờn kêu con hiếu Mẹ cha,

Mới không thoát khỏi tai ba hội này.

Đờn kêu tớ nọ hiệp Thầy,

Mới mong tránh khỏi hội nầy khổ A!

Đờn kêu các bậc Mẹ cha,

Tu hành gương mẫu cho mà các con!

Đờn kêu bá tánh thon von.

Đờn kêu bẩy thất ba còn mỏng manh!

Đờn kêu cho bớt đua tranh!

Đờn kêu Thế giới Đệ huynh thuận hòa.

Đờn kêu Nam Bắc một nhà,

Đờn kêu cho biết thuận hòa Thánh Tiên?!

Đờn kêu sao bản trường Thiên?

Trường thiên vì bởi anh em chưa hòa!

Đờn kêu trong dạ xót xa,

Chừng nào Thế giới thuận hòa Đờn ơi?

Đờn kêu Chợ Lớn hết vôi,

Đông-Tây hết đá thì tôi Đờn hòa?

Đờn kêu Thế giới ta bà,

Năm châu bốn biển trở về lo Tu.

Đờn kêu những kẻ võng dù,

Nghe Đờn sửa dạ kẻo hư Bá tòng!

Đờn kêu thảm thiết nảo nùng,

Bất bình Cha mẹ quên bồng con thơ!

Đờn kêu giữa lúc đêm thu.

Cầu Trời khẩn Phật xá cho phàm trần,

Đờn kêu đừng dạ ớt gừng.

Ớt gừng không sợ sợ lòng chưa tin.

Đờn kêu cho thấu cõi Tiên,

Thấu điện Diêm phủ chứng minh cho Đờn.

Đờn kêu bá tánh đừng hờn,

Đờn kêu cầu nguyện cho hồn oan siêu!

Đờn kêu những cảnh tiêu điều,

Tiêu tan phiền não hết điều lo âu.

Đờn kêu Thiên thảm Địa sầu,

Thảm sầu bá tánh chẳng đâu nghe Đờn!

Đờn kêu quỷ giận, Thần hờn,

Giận hờn bá tánh nghe Đờn bỏ qua

Đờn kêu  cho thấu cung ly,

Cầu xin Trời Phật chứng tri cho Đờn.

Đờn kêu các giáo quy môn,

Đờn kêu cho thấu Thượng Thiên Ngọc hoàng,

Đờn kêu, cầu Phật hạ san

Cứu độ bá tánh sớm an Dân tình.

Tôi điên gẫy bản Đờn khùng,

Ông bà anh chị vui lòng thứ tha.

Đờn kêu cho thấu cung nga,

Cầu chúc bá tánh sớm trưa Đạo lòng.

Đờn kêu thấu khắp Tây-Đông,

Đông-Tây Thế giới hòa bình an vui

Đờn kêu cho hết ngậm ngùi,

Cầu nguyện bá tánh mát vui cõi lòng.

Đờn kêu trở lại loan phòng,

Ôn lại những tiếng Đờn khùng đêm khuya.

Mở lòng rộng lượng Từ bi,

Nam mô Trời Phật chứng tri đạo lòng,

Đạo lòng không phụ Đờn khùng,

Sau điên gẩy bản Đờn hùng cho nghe!

Bây giờ nguơn hạ chiều tà,

Đò gần tách bến cho mà Dân hay,

Khoan hò khoan hỡi khoan thai,

Kiếu hết bá tánh giờ nay nghỉ Đờn,

Khoan hò khoan hỡi hò khoan

Bồng lai Tiên cảnh ai ngoan tìm về.

Bút thần minh chiếu thư đề,

Huỳnh-trung lập hội tân kỳ thượng nguyên.

Cho Dân xem lấy tỏ tường,

Hưng Châu mạt Trụ Văn-vương Đức-tài. (Nhà tiên tri đã mượn sử của Trung Quốc để ví dụ cho hoàn cảnh nước nhà sẽ "thay đổi thể chế", vì sau khi nhà Thương (Trụ vương) bị tiêu diệt, thì nhà Chu (tức nhà Châu) bắt đầu cai trị ??? Ngài đã tiên đoán được, thể chế của "Việt Nam Cộng Hòa" như là "nhà Trụ" sẽ bị diệt vong, mất nước 1975, và bắt đầu một thể chế mới, với chế độ "Cộng sản, Việt Nam "Xã Hội Chủ nghĩa)

Kỳ ân xá lập người hiền đức,

Mối chân truyền gặp được mới hay.

Cả kêu bổn đạo gái trai,

Ráng tu sau đặng gặp thầy mới ngoan!

Chưa tu phân tách nước non,

Tu rồi thế giới như con một nhà.

Tu rồi Tâm ý hiền hòa,

Tu thì tha thứ Lỗi mà cho nhau,

Tu là kết nghĩa đồng bào,

Kết tình Huynh đệ Đạo mầu sẽ nên.

Tu gồm ba mối một giềng,

Hiệp hòa Tam-giáo Đạo vàng sống chung.

Năm châu Thế giới hiệp cùng,

Trời, Phật, Thần, Thánh đâu tình phụ ai?

Ráng tu cho đặng kịp thời,

Rồng tiên lập hội đón người hiền lương!

Đón người tâm thảo ý hiền,

Thờ cha kính mẹ cho tròn hiếu trung.

Đón người Đức hạnh khiêm cung,

Đưa về Đại hội bảng vàng ghi tên!

Ngọc Hòa bản Đạo khoa trường, (Nơi Hòa thượng Thích Giác Sở Hoằng Pháp)

Cần Thơ cồn mới Phật đường sơ khai, (Tịnh Xá Ngọc Hòa, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều ngày nay)


Khuyên cùng già trẻ gái trai,

Giữ lòng ngay thảo ngày mai hưởng nhờ.

Cần Thơ cồn mới bây giờ,

Nào ai có biết việc gì ngày mai?

Trải qua thế cuộc đổi thay,

Phật Tiên Bồ tát đáo lai dương trần.

Lập đời thanh tịnh thượng nguơn.

Cứu độ bá tánh mới yên hoàn cầu.

Bây giờ còn tủi còn Sầu,

Chừng nào gặp Chúa mới yên hoàn cầu.

 Chúng sanh mừng gặp Như Lai,

Như con xa mẹ lâu ngày gặp nhau.

Mừng Mừng Tủi- tủi lao xao,

Đón nghe Phật dạy những điều cao sâu.

Thất Sơn núi Cấm hóa lầu, (???)

Lư bồng Tiên cảnh hiền chầu Minh Vương. (???)

Mở khóa tuyển lựa người hiền,

Ai người đức cả sắp hàng đứng trên.

Bá gia xin nhớ đừng quên,

Tầm nơi Chánh đạo ghi tên kịp thời.

Hội lành Tiên Phật lập đời,

Gồm thâu thế giới Đức Tài thiếu chi!

Bá gia cũng nhớ nên ghi,

Chỉnh tề bài vở trước khi nhập trường.

Chùa nhỏ, chùa lớn phố phường,

Am thờ miếu tự xóm làng cũng thi!

Thi nhân thi nghĩa Từ bi,

Thi hiền thi Đức thảo vì mẹ cha.

Ai đỗ cao trí thì ra,

Làm tôi giúp việc cho Vua Minh hoàng.

Ai rớt phải chịu lầm than!

Hội này thưởng phạt đa đoan bớ trần!

Trường thi công lý rõ ràng,

Tội phước nặng nhẹ hai đường công minh.

Chánh giữa có một Động đình,

Đây là Trung Đạo Phật dành thưởng ban.

Thưởng cho những kẻ tôi ngoan,

Xa vòng danh lợi Chẵng ham thế trần,

Thương người Tâm-đạo sĩ hiền,

Thưởng người Nhân- Đức lòng thường Tu thân.

Mấy lời nhắc nhở ân cần.

Khuyên trong bá tánh xa gần sửa Tâm,

Nam Nữ già trẻ muôn Dân.

Tu hành đúng phép khỏi thân lụy sầu.

Nam mô lòng ước nguyện cầu,

Nguyện cầu bá tánh được chầu Phật Vương.

Lời ngay nói thẳng Dân tường,

Ai tin giữ lấy kỹ cang Tu hành.

Thương Dân không phải lợi danh,

Nên ta nhắc nhở Lời Lành Dân nghe.

Dân ơi! Tin tưởng lấy nhờ,

Không tin không tưởng bỏ qua mặc lòng,

Dù ai lòng dạ bưởi bồng,

Riêng ta ta vẫn hậu nồng với ai!

Khuyên đời hãy ráng bắp khoai,

Đặng coi Gốc-mục một mai đâm chồi. (???)

Đây là cuối hạ nguơn thời,

Hay là điềm ứng Phật Trời cứu Dân.?

Thiên cơ khó nỗi cân phân,

Ông bà anh chị Tu thân nấy nhờ.

Mấy năm chiến loạn lâm ly,

Ngựa, Dê, Rồng, Rắn, Khỉ, Gà tiêu hao! (???) 

Chó còn đói lạnh lao xao! (năm Canh Tuất 1970, nạn người Việt ở Cao Miên bị "cáp Duồn)

Canh khuya Gà gáy, Heo vào lò yên! (???)

Bây giờ còn hãy chưa tin,

Làm sao cứu đặng cho yên Dân tình!

Chờ ngày dứt giặc bẩy năm, (sau Tết Mậu Thân 1968, là năm 1969 - 1975 = 7 năm)

Bá gia ăn Tết vui mừng thượng nguơn.

Mừng trong bá tánh bình yên,

Ông bà cộng lạc miên miên cữu trường.

Nam thanh Nữ tú kỷ cang,

Huỳnh trung cội gốc ai ngoan tìm về.

Huỳnh trung là đạo Bồ-đề,

Nhất Tâm vái nguyện tu trì thành công.

Tu hành đừng nói viễn vông,

Kinh văn kệ sám phải tầm lý chơn,

Bồ-để Chánh-đạo cao thâm,

Đâu phải chỉ nói viễn vông mà thành,

Nói tu phải có công hành,

Không hành muôn kiếp đâu thành nghĩa Tu,

Giảng này viết bởi đầu Thu,

Nói cho bổn đạo công phu giữ gìn.

Bỏ đi những chuyện nhỏ nhen,

Dầu việc đại sự tỵ hiềm cũng thôi,

Thương Dân bút Ngọc trao lời, 

Ai người Chí cả vậy thời nghiệm suy,

Ráng mà niệm chữ Từ-bi,

Ngồi đây nghiệm đó bỉ tri vận thời,

Thịnh suy, suy Thịnh mấy hồi, (???)


Ngoại xâm nội loạn binh Trời hiện ra! (???)

Âm dương dấy động can qua, (???)


Đông Tây thế giới thiết tha thảm sầu! (biến cố năm 2001 ???)

Quốc nào quốc nấy xáo xào, ( ???)

Gây ra lắm cảnh máu đào chỉnh ghê! (???)


Tang điền thương hải biến di,

Tương tranh máu đổ tử thi như bèo, (???)

Đồng hoang núi lở sập kiều, (???)

Thành đô pháo nổ nhiều điều nan phân! (???)

Non Tần phiên ó bay sang, (???)

Phương Nam thọ họa Tần phiên không đầu, (???)

Thương Dân ruột thắt chín chiều,

Nhìn qua Trung Bắc lòng đau đớn lòng,

Năm châu chung ngọn đèn hồng! (???)

Thủy tai nước cháy đỏ bừng bốn phương! (???)

Nguyệt Nga đấu trí can cường, (???)

Hoa-trung lộn cánh tròn vuông tung hoành, (???)

Gái sang như sợi chỉ mành,

Chuông treo trước gió mặc tình gió lay,

Chư bang thập bát tung bay (, năm 2001, biến cố tháng 9/11/2001, Mỹ và đồng minh chinh phạt (A Phú Hãn)

Biển lòng sôi động, sóng người hò reo! (????)

Khen ai khéo lái vững lèo,

Qua cơn sóng gió hiểm nghèo là hơn?!

Trời Phật dụng Đức dụng Nhơn,

Ai người hữu Đức Thánh Thần độ cho,

Đến đây đưa khách hát hò,

Hò Nam, hò Bắc hò cho Dân tường!

Khắp trong thế giới hao mòn, (???)

Mòn Nhân, mòn Vật, mòn hòn Núi Sam! (????)

Thương người chí cả lo toan,

Tu hành nhập hội Thất Sơn mới mầu!

Chữ rằng "Tu" cứu đồng bào,

Trở về Non đảnh đài lầu mới ngoan!

Ai còn lòng dạ muốn ham,

Có tham, tham quả Núi Sam sau nầy, (????)

Đừng vì xe ngựa ngày nay,

Mà quên loan phụng ngày mai non Thần.

Sống đời nhớ chút Đức ân,

Rửa lòng trong sạch gặp ông sau này,

Bấy lâu tớ nọ xa Thầy,

Bây giờ loan phụng rồng mây cũng gần.

Nói ra nước mắt rưng rưng,

Huỳnh trung lập hội Dân tình mới an. (????)

Bá gia xem lấy tỏ tường,

Tri cơ trở lại cội nguồn gốc xưa.

Đưa đò từ sớm tới trưa,

Hưng Châu, mạt Trụ thớt thưa xóm làng! (Việt Nam thay đổi thể chế ???)

Bây giờ cũng buổi chiều hôm,

Chỉ còn có một chuyến thuyền mà thôi,

Thương Dân dạ ngọc bồi hồi!

Bút Thần Vội vã viết bài sấm thi,

Cho Dân tu sửa kịp kỳ,

Kẻo rồi lỡ chuyến biết thì về đâu?

Hội này diệt trụ hưng Châu! ( Việt Nam Cộng Hòa bị nạn diệt vong năm 1975 "diệt Trụ"), "hưng Châu" Xã hội chủ nghĩa cai trị đất nước bắt đầu từ năm 1975)

Thương tàn mạt kỷ phước cao trông chờ?!

Thương người lỗi đạo bơ vơ,

Lạnh lùng muôn kiếp bên bờ quạnh hiu!

Động lòng kẻ rước đò chiều,

Cảm thương bá tánh đò chiều không ưa!

Rồi đây lỡ nắng lỡ mưa,

Mặc tình không muốn không ưa cũng gần,

Cả kêu bổn đạo xa gần,

Nhớ lời Thầy dạy Tu thân mà nhờ.

Dốc lòng giữ Đạo Từ-bi,

Chờ ngày chung kết đem về lập thân,

Đến đây cũng dứt giảng kinh,

Cầu chúc thế giới thanh bình muôn năm,

Việt Nam bá Đạo tu hành,

Minh Tâm, Kiến tánh đắc thành quả chơn!

Bút Thần cảm mến đức ân,

Viết bải cơ giảng tặng Dân Tu trì,

Nam mô Quan Âm Từ-bi,

Độ cho bá tánh đừng đi lạc đường,

Thương Dân nhắc nhở ít hàng,

Đặng cho Bá tánh biết đàng tầm tri.

(Hòa Thượng Thích Giác Sở)

















Monday, September 15, 2014

Hạnh Ôn Nhu




Chữ rằng: Lập Hạnh Ôn Nhu (1)

Nam Nữ ai tu thì hành.

Ôn-Nhu là pháp sửa mình;

Lòng mình có thắng, mới hòng thắng ai?!

Thuở xưa Thích Ca Như lai.

Ngài khuyên bá tánh hôm mai thắng lòng!

Thắng lòng mới thiệt ANH HÙNG!

Thắng lòng oanh liệt chiến công nào bằng?

Thắng lòng là thắng vọng tâm (2)

Hơn thắng muôn vạn hùng binh bên ngoài!

Ngồi buồn nói chuyện dông dài,

Nói xuôi nói ngược, nói hoài ÔN NHU

ÔN-NHU là một phép tu.

Trong muôn vạn pháp ÔN-NHU đứng đầu.

ÔN-NHU là một pháp nhiệm mầu.

Ai tu cũng đặng nên câu Đạo lành.

Bá gia cố gắng tập tành,

Noi gương chư Phật thực hành ÔN-NHU.

ÔN-NHU mới phải người tu!

ÔN-NHU là đạo thiên thu sống còn!

ÔN-NHU nghe nói tuy thường,

Nhưng ai hành được như vàng ngàn cân!

ÔN-NHU thường trụ nơi tâm,

Tam bành lục tặc dần dần dang xa.

Gương lành bủa khắp bao la.

Anh hùng đạo đức tiếng ta thơm lừng!

ÔN-NHU pháp quý vô cùng.

Giúp người giải thoát khỏi vòng nạn tai!

Bá gia chẳng luận gái trai,

Tu hành gìn giữ hoài hoài ÔN-NHU.

(Hòa thượng Thích Giác Sở)

.........................

(1) Ôn-Nhu: là đức tánh dịu dàng, mềm mỏng, từ tốn, nhân hậu, Ôn hòa, Giãn dị, không nóng, không lạnh.

(2) Vọng-Tâm: Là ý tưởng không thật sự mong cầu, mơ ước trông chờ, mong đợi; làm cho người phiền não, khổ sở, phiêu lưu.

Trái ngược với chơn Tâm của chư Phật. vọng Tâm là chúng sanh.


Tâm Bình Nghĩa Nhân trọn




 Mặc ai mặn lạt phấn vôi,

Riêng ta, ta vẫn như hồi năm xưa.

Mặc ai thêu dệt thiếu thừa,

Riêng ta, ta vẫn như bình nước trong.

Mặc ai lòng dạ bưởi bòng,

Riêng ta, ta vẫn hậu nồng với ai.

Đừng lòng nay đổi, mai rời,

Mà quên Nhân - nghĩa để lời oán ân.

Mặc ai phai lạt nghĩa nhân,

Riêng ta vẫn giữ thủy chung không rời.


Gần đạo Bồ-đề Bình chăn Heo,

Phạt người ỷ sức trèo cao.

Tháng năm săn sóc nuôi Heo lớn,

Heo thưởng cho người Đức tài trau.


Bên cội Bồ-đề có nuôi Heo,

Bớ hỡi! Bắc Nam vững lái lèo.

Biển lặng Đông-Tây chờ Heo lớn!

Heo về có thưởng giải cheo leo!


Bên cội Bồ-đề có bán Heo

Bán Heo không phải Vị Tăng nghèo.

Heo bán độ người khỏi cheo leo!

Ai khách Nghĩa -nhân ghé mua nào?


"Cây cao trái chín chưa chắc đậu,

Phải lựa nhiều lần bỏ trái sâu.

Qua cơn sóng gió âu sầu,

Thảm thương dưới gốc mấy  mầu trái non!"

(Cây Bút Thần/Hòa thượng Thích Giác Sở)
 




Cây Bút Thần: Đáp Xuân




Bài thơ sấm truyền của Hòa thượng Thích Giác Sở cho xuất bản trước Tết Mậu Thân vài năm, ngài đã tiên đoán tương lai của cái Tết Mậu Thân đầy tang thương....

Xuân rằng: Vắng mặt tam thiên.

Mai danh ẩn sĩ coi tuồng khuyển kê,

Dứt màng kê khuyển Xuân về..!

Cho hay bá tánh khỉ kia bệnh tà.

Xuân than! Khỉ nóng quá ta!

Đầu Xuân khỉ chết cửa nhà tang hoang! (Tết Mậu Thân năm 1968)

Hạ Thu khôn xiết thở than!

Đông tàn hoa rụng đỏ đường khó đi!

Xuân gà còn lắm lâm ly,

Tây Phiên đến họa hậu kỳ đầu Xuân,

Thương dân khó nỗi thở than,

Kẻ đói người rách tràn lan thị thành!

Chó điên Xuân trị chưa lành (1970 nạn "Cáp Duồn" chặt đầu người Việt ở Cao Miên)

Thây phơi chết đói vắng tanh xóm làng!

Nói ra nước mắt hai hàng!

Khuyên trong bá tánh ráng làm lành thêm

Heo về chuồng cũ mới yên.   (.......? ? ?)

Chúa tôi ban thưởng chị em khó bàn.

Chuột nhỏ ca khúc khải hoàn,   (......???)

Quân thần Minh chúa hiền lương vui vầy,

Trâu bạc đã tới ruộng cày,   (.....???)

Thượng ngươn Thánh đức chiều mai cũng gần

Khuyên dân giữ dạ keo sơn,

Tu hành nhường nhịn thiệt hơn quãn gì.

Thi ân bố đức từ bi,

Noi gương chư Phật họa thì tiêu tan.

Đến khi lâm nạn Phật sang cứu rày.

Nói cho bá tánh đều hay,

Chư Phật thường ngày chờ đón chúng sanh.

Người tin dốc chí tu hành.

Không tin tai nạn cam đành nào hay sai!

Nam mô từ bi như lai.

Độ cho già trẻ gái trai kịp kỳ.

Nam mô Quan Âm từ bi.

Độ cho bá tánh đừng đi lạc đường,

Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền.

Độ cho bá tánh về miền lạc bang,

Thương dân bút tả ít hàng.

Để cho nam nữ biết đàng tầm tri.
 
(Cây Bút Thần/Hoà thượng Thích Giác Sở)


Wednesday, September 10, 2014

Cây bút thần




Cây Bút Thần là một tác phẩm thuộc loại"sấm giảng" được Hoà thượng Thích Giác Sở viết (trước năm Mậu Thân 1968) đã chứng tỏ khả năng đặc biệt của ngài khi tiên đoán về tương lai Việt Nam với những nổi trôi của vận nước, qua ngòi bút huyền thoại của ngài....

Sấm ghi rằng:

Bút thần tả chút cơ huyền,

Giúp người Tâm đạo sớm tròn chữ tu.

Nam nữ già trẻ công phu,

Cải ác tòng thiện dại ngu cũng thành.


Sài thành ơi!

Có phong ba,

Mưa đá lớn,

Vô vi đạo,

Huyền diệu mà,

Cứu người ta,

Qua nạn khổ,

Thời kỳ này,

Vận sắc đỏ,

Tiếng vang lừng,

Thi thố tài,

Đời tiêu ma,

Hao tốn của,

Vô số kẻ,

Đạo nghĩa tà,

Sáng mai tới,

Nhật chiếu ra,

Mừng sáng soi,

Chiếu nhà nhà,

Qua đêm tối,

Hết vận khổ,

Thời gian qua,

Con chó tơ, (năm 1970, năm Tuất cũng là năm mà nạn "cáp Duồn" (chặt đầu người Việt được phát động ở Campuchia)


Bán ngoài chợ,

Vợ bảo chồng,

Hai vạn đồng,

Mua không được,

Gấu, Cọp, Beo!

Tranh đua hùng,

Dê hết vía,

Khỉ hết hồn, (năm 1968)

Lo chạy trốn,

Đầu Xuân Mới, (Tết Mậu Thân năm 1968)

Xóm làng cháy,

Lầu đài tan?

Cảnh lầm than,

Người chết chóc,

Màn tan tóc,

Chưa hết đâu!

Dân lo âu,

Sầu chưa vợi

Tới cặp Rắn,

Tìm chỗ ẩn,

Trốn không rồi,

Khỉ than ôi!

Vì nghiệp quả,

Người ăn năn,

Xin xả đọa.

Gấp tu hiền,

Phật chứng liền,

Kẻ nghênh ngang,

Mắc tai nạn,

Chớ kêu than,

Con Khỉ độc! (năm 1968, Tết Mậu Thân)

Nhiều tang tóc,

Khắp nơi nơi,

Dân làng ơi!

 Bao tử nóng,

Kêu gọi Gà,

Gáy thức tỉnh,

Tìm đường về,

Xin đừng mê,

Xuân Gà ghê!

Cảnh thảm thê, (năm 1970) Xem tài liệu ghi lại những năm người Việt sống ở Campuchia bị "cáp Duồn" xem ở phần số #8

Tai họa lớn,

Tới liền liền,

Trách Tây phiên, ( người Campuchia, nạn "cáp Duồn" người Việt Nam ở Campuchia)

Tài gây họa,

Có người lạ,

Báo tin cho,

Chó bị điên! (năm 1970 là năm Tuất, mỗi ngày hàng trăm người Việt sống ở Campuchia bị "chặt đầu" thả trôi trên sông Mekong và hồ Tonle Sap )

Tiền gạo hết,

Dân chớ phiền,

Tìm thuốc trị,

Vườn cây thị!

Nhà bỏ hoang;

Người chết đói,

Đầy xóm làng,

Dân Nam bang, (Việt kiều sống ở Campuchia)

Tai nạn có,

Bởi người quê,

Kẻ ỷ thị,

Chẳng suy nghĩ,

Chê Phật Trời.

Lo ăn chơi,

Cho phỉ chí,

Giờ suy nghĩ,

Đã muộn rồi,

Heo ăn chơi!

Kẻ thức thời,

Gánh việc đời.

Theo ngôi thứ,

Lời tình tự,

Nói ngược xuôi,

Dân ta ơi!

Muốn an vui,

Giữ đạo đức,

Xa họ tiếc,

Dứt của tiền,

Giải thoát luôn,

Lên Tiên ở,

Gần Phật Tổ,

Chuột đào lỗ!

Ai thi đỗ,

Ca hát chơi,

Dân Quân Minh,

Trâu thong thả!

Gần thượng cổ,

Vui niết bàn,,

Muôn ngàn đời,

Khỏi phong ba,

Ta bà cực!

Đừng tham dục,

Thì hết mê,

Đắc trí huệ,

Hỡi anh chị!

Thức dậy về,

Chư Phật đợi,

Bậc linh căn,

Người cõi dục,

Tánh siêng năng,

Trao dồi Đạo,

Đức hạnh cao,

Cứu đồng bào,

Cho họ vào,

Thuyền lục độ,

Qua biển khổ,

Đến với Phật,

Cõi chơn phước,

Sống bất diệt,

Hưởng hạnh phúc,

Muôn ngàn đời,

Nơi cứu cánh,

Là hết khổ...

Bài toán đố,

Nói chuyện chi?

Ai mà hiểu đặng,

Tên ghi sổ vàng!

Lời nói thẳng,

Ý nghĩa đen,

Đừng bàn trắng,

Khuyên cố gắng,

 Sửa tâm thôi.

Ai biết rồi,

Lo tự độ.

Gương Phật tổ.

Tu hành theo;

Vượt qua đèo,

Thoát cheo leo!

Đến đèo heo,

Cảnh vắng teo,

Người thưa thớt,

Nhắc đoạn này,

Lòng bi ai,

Rất thương xót,

Xin dừng bút,

Chúc bá gia,

Nhờ ơn Phật.

Tiếp dẫn cho,

Tới An lạc,

Đời Thánh Đức.
(Hoà thượng Thích Giác Sở)






 



Lý tưởng




Lý tưởng là cái tột đẹp mình tưởng tượng và theo đuổi. "Đời sống lý tưởng" làm cho hợp ý tưởng tượng của mình.

Sáu đức trong lý tưởng

"Trí, Tín, Nhân, Dũng, Nghiêm, Hòa"

Là tường thành kiên cố, tàu xe về cõi chơn phước. Định hướng vươn lên lý tưởng.

Trí 

Là sự thông hiểu trong đầu óc. Trí có: Trí óc. Trí thức, và Trí tuệ.

a. Trí thức: thuộc về hình nhi hạ học, cái có vật chất hữu hình.

b. Trí tuệ: thuộc về hình nhi thượng học, vô hình, siêu hình.

Trí thức và trí tuệ thuộc kho tàng văn hóa vĩ đại của thế giới, đã và đang hình dung, phát huy các giá trị bách khoa giúp nhân loại mưu tìm sự sống tốt hơn và vươn lên lý tưởng, sự kiện này được hoan nghênh

"Văn hóa là chìa khóa của mọi sự thành công".

Tín

Là tín thực, sự chân thật, lòng chân thành không dối trá ..... Tín có: một là người, hai là vật chất.

a. Tín về người: người chân thật, người tốt..... nếu có thêm tài, đức thì được tin cậy trọng dụng hơn....

b. Tín về vật chất, vật dụng: Là hàng hóa tốt, có chất lượng, có giá trị trên thị trường và được nhiều khách hàng chiếu cố...

Tóm lại: Đức tín là sự nghiệp và là điều rất quan trọng trong các quan hệ xã hội. Nói lên danh dự cũng như nghề nghiệp của con người.

Đức tín là một nhân tố hạnh phúc và thực sự "lý tưởng"

Nhân

Có mười điều:

1. Nhân: là người, người tốt, việc tốt. Nhân tánh, Thiên tánh, Thần tánh, Thánh tánh, Phật tánh..... Nhân tánh tốt là hoàn thành nghĩa vụ làm người có nhân cách.

2. Nhân: là nhân đạo, nhân từ, nhân ái, nhân đức, lòng nhân, thích giúp đỡ mọi người .....

3. Nhân đạo chủ nghĩa: Thuyết cho rằng đạo làm người là phải đặt quyền lợi con người lên trên tất cả.

4. Vạn năng sinh hóa:

(a) Thuyết cho rằng tạo hóa sinh ra con người và dành cho con người quyền tự do sống và quyền sống này được bảo đảm bởi trật tự xã hội.

(b) Tất cả mọi nhu cầu cho sự sống của con người đều do bàn tay của con người làm ra và do đó xã hội nhìn nhận ý nghĩa này và quyền hưởng phúc lợi, tức con người làm ra của cải để hưởng hạnh phúc.....

5. Nhân bản chủ nghĩa: cho rằng con người là căn bản, là mực thước của mọi vật, nghĩa là tất cả mọi kiến thức đều tùy thuộc bản tánh con người và những nhu cầu chính yếu của họ.

6. Nhân văn chủ nghĩa (triết): chủ nghĩa lấy văn minh loài người làm chính và tin tưởng rằng sự giải thoát con người là do con người tự tạo lấy .....

7. Nhân văn: Văn minh loài người, kiến thức, tư tưởng nhân loại, siêu việt.

8. Nhân cách: tư cách của một người tốt.

9. Nhân cách hóa: làm cho con người đẹp lên. Thí dụ: tư cách pháp nhân, là tư cách con người trước pháp luật và được thừa nhận tốt, không thiếu sót....

10. Đạo đức nhân loại: quan niệm rằng hiện nay loài người đang tùy thuộc địa phương và đường lối có khác, nhưng cùng hướng về chân trời thiện mỹ.

Tóm lại, Nhân là người, là nhân cách, đức độ, lịch sự, điều thiện, ấy là một trong những tác phong văn hóa phù hợp với đời sống xã hội, hoàn thành nghĩa vụ làm người và vươn lên lý tưởng "Thiện".

Dũng

Có 3 khái niệm:

a. Dũng là dũng cảm, oai dũng, sự can đảm, hăng hái, mạnh mẽ ... vì điều thiện, việc nghĩa và khi cần người dũng có thể quên mình vì chính nghĩa....

b. Dũng là sự nghiêm răn, tự thắng mình và khoan hồng tha thứ, nên nói dũng là việc khó mà làm được, dũng ấy sanh ra tài đức, "người mưu trí".

c. Dũng là sự vươn lên, thí dụ khi hữu sự, có sắc chiêu mộ hiền tài, người dũng được trọng dụng .... Dũng là danh từ đạo lý trong ba danh từ, tôn chỉ của đạo Phật là Bi, Trí, Dũng cũng là gương hạnh tốt và danh dự. "Dũng này không trái với trật tự xã hội hoặc bất nghiêm, là luật định".

Tóm lại: Dũng là phong cách, khí phách phi thường.

"Dũng là đạo người quân tử".

Nghiêm

Có 3 khái niệm:

a. Nghiêm là không sai chạy, giữ đúng lề lối.

b. Nghiêm trang, đoan trang, không hay cười đùa vẻ mặt nghiêm và tỏ ra có đức hạnh tốt, biết xử trí, xử sự, biết tự trọng và tôn trọng kiến thức khác.

"Không tham lợi bỏ nghĩa".

c. Nghiêm không phải là nghiêm khắc hoặc quá nghiêm, vì nghiêm khắc là khắc nghiệt và quá nghiêm đều dẫn đến sự khổ cho cả chủ và khách khi sử sự, tức là trái ngược với nghiêm túc, nghiêm minh, và công lý.

Có người bình thường thì vui tính nhưng khi làm việc thì nghiêm minh, "bản lĩnh"

"Nghiêm là chơn lý trung dung và đức huệ lớn"

Nghiêm là nghiêm nghị, nghiêm minh của cấp lãnh đạo chính quyền các cấp để làm bổn phận, thì hành sứ mệnh.....

Nghiêm, xưa: Nghiêm quân là đức của Vua.

Nghiêm quốc là đức của nước.

Nghiêm dân là đức của dân.

Nghiêm quân lệnh là đức của nhà binh,

Nghiêm pháp là đức của pháp luật.

Nghiêm từ là đức của cha mẹ.

Nghiêm sư là đức của thầy.
 
Tóm lại, Nghiêm là đạo lý quan trọng trong đời sống nhân loại, thiếu đạo lý này gọi là bất nghiêm và chưa ổn định.

Nghiêm sanh ra đức nghiêm, đức ấy là sự nghiệp "vươn lên lý tưởng".

Hòa

Có 3 khái niệm:

a. Hòa là hòa hợp, sự hiệp lại, hòa hợp các hóa chất thành một mô hình; hòa tức là thuận, không nghịch, không bất hòa; hòa là nhân tố xây dựng vui vẻ cửa nhà.

Thí dụ: "Chị em hòa thuận cho yên cửa nhà"

b. Tính chủ hòa: thái độ ôn hòa, không khí thuận hòa....

Hòa nhà thì nhà an vui

Hoà xóm làng thì xóm làng thịnh vượng

Hòa nước nhà thì quốc gia phú cường

Hòa thế giới thì nhân loại yên bình.

"Tâm hòa thì trí sáng, trí sáng thì tánh linh, tánh linh thì thanh lọc, thanh lọc thì siêu thoát".

c. Hòa bình, hòa hội, hòa giải, hòa đàm....: Hội nghị bàn về hòa bình để chấm dứt chiến tranh và xây dựng ....

- Hòa bình chủ nghĩa: thuyết cho rằng muốn hòa bình phải giải quyết những vụ xung đột bằng thương thuyết.....

- Quan niệm khác: giải quyết chiến tranh bằng kiến thức yêu chuộng hòa bình và xây dựng....

Tóm lại, Hòa là chơn lý sống và xây dựng tốt trong mọi lãnh vực xã hội.

Hòa sanh ra đức, đức ấy là sự nghiệp thiện là "Lý tưởng"

"Vui vẻ là liều thuốc bổ, Hòa là viên thuốc an thần".

Sáu Đức

1. Là nhân tố quyết định vươn lên "lý tưởng"

2. Ở thế gian đang mang ý nghĩa hướng thượng mà sáu đức là một trong những kiến thức phù hợp thời đại và tính triết lý này hướng thượng là sự thật.

3. Sáu đức vươn lên lý tưởng và sự thật này nói lên mãi ý nghĩa đạo đức và giá trị sống con người.

4. Hình nhi thượng (triết), thông cảm và thuận với nghĩa sống hướng thượng.

5. Sự thông cảm lẫn nhau trong các quan hệ xã hội bởi kiến thức hướng thượng.

6. Bất cứ người nào thuận các quan điểm trên cũng như làm việc phải tận tụy thì người ấy có phước huệ trang nghiêm.(Hoà thượng Thích Giác Sở)







Khuyến thiện




Khuyến thiện

Bài khuyến thiện này, Hòa thượng Thích Giác Sở viết tuy ngắn, nhưng xúc tích, và có mục đích xây dựng, trong khi đạo lý đang suy đồi, xuống dốc, ngài cũng muốn gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh nhân loại hãy nên trao dồi bản thân để có thể tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn với những công dân luôn biết giữ bổn phận của mình. 


Thí dụ:

- Đạo gia đình
- Đạo làm người trong xã hội

Những đạo đức trên sẽ tạo được "Thiện cảm" và nhân quả lành, sẽ được người người mến trọng, kính nể.... 
 
Những lời vàng ngọc của ngài được gói ghém trong những vần thơ trong sáng và dễ hiểu rất thích hợp với tất cả mọi người.


Hạnh từ thiện


"Mỗi việc thiện là mỗi hạnh phúc, tất cả việc thiện là hạnh phúc hoàn mỹ"


"Một miếng khi đói, hơn một gói khi no, đó là những suy nghĩ của người biết đạo đức, và biết chia sẻ".


"Có Tài mà giúp đời, Tài ấy khả kính, cũng như thế, có Đức mà đem cho người, Đức ấy càng lớn".

........................


Đạo làm con - Bổn phận với gia đình - Xã hội


"Con ngoan cha mẹ vui lòng,

Con hư cha mẹ âm thầm rầu lo.

Con thiếu bổn phận làm trò,

Là con lỗi đạo mẹ cha ưu phiền".



Đạo làm con và Đức Hiếu Kính



- "Việc đạo đức là nền tảng tốt,

Hễ làm người có trí thì nên.

Kể chi Khôn, Dại, Sang, Hèn,

Tánh lành ai cũng vẹn tròn từ xưa.

Vì nhiễm xấu nên hư việc tốt,

Phải tĩnh tâm tìm biết đường ngay.

Công cha, nghĩa mẹ cao dầy,

Sanh lòng bất hiếu, hư hèn tấm thân.

Phải hiếu kính mẹ cha cho tốt,

Đạo làm con phải biết báo đền.

Hầu cha mẹ, thường nhớ không quên,

Dâng vật quý lại thêm chiều chuộng.

Dù nghèo thiếu, cháo rau cung phụng,

Còn hơn, trâu dê, chết, tế mời.

Sao bằng, lúc sống ngọt bùi,

kính dâng, cha mẹ cho tròn đạo con

Vì nắng gió nên thân đau yếu.

Thương mẹ cha lo liệu thuốc thang,

Lời ăn tiếng nói dịu dàng.

Những điều dạy phải lòng thường nghe vâng.


- Khi khuyên dạy, chớ nên trái cãi.

Điều lỗi lầm, tự hãy can ngăn,

Tâm lành không trái song thân.

Chánh tâm hiếu kính đền ân sanh thành,

Trọng cha mẹ chớ sanh lòng quấy.

Kính đồng bào giữ lấy cương thường,

Đạo chồng vợ, nghĩa tình son sắc,

Chữ thủy chung cho trọn cuộc đời.

Đừng giận dữ nói lời hà khắc.

Nghĩ sao cho ích quốc lợi dân,

Phận hiền là kẻ thứ dân,

Trọng kính pháp nước, giữ luân lý nhà!


-Vợ chồng ấy cũng là nghĩa đó, 

Nên thương yêu, tương kính như tân,

Sắc son, tình nghĩa trọn phần,

Đừng xưa yêu quá, mà nay ghét nhiều.



- Chẳng nên nghĩ khó nghèo, bận rộn,

Hoặc đem lòng, rẻ rúng xa khơi.

Ngẫm xem tác tạo cơ trời,

Chữ duyên sự ấy từ đời trước kia.


- Đừng vì nỗi say sưa đắm nguyệt,

Chớ giận hờn, hơn thiệt cùng nhau.

Dẫu cho muôn khổ, vạn sầu.....

Vợ hiền, giữ phận "thủy chung" một đời.


- Những thói tục xưa kia, xóa bỏ,

Lời khuyên răn, sớm tối tỏ tường.

Đừng lời cay đắng sái đường,

Anh em phải tương thân, tương ái.


- Giọt máu kia, một cũng như hai,

Tấm lòng trọng nghĩa mến tài, 

Đừng so hơn thiệt, ngắn, dài cùng nhau,

Yêu nhau chị em dâu thế đó.


- Điều gièm pha chớ có nghi phiền,

Thương nhau chị cũng như em,

Chị hòa em thuận cho yên cửa nhà,

Đó là việc của nhà gia giáo.


- Ai làm tròn phước báu muôn phần,

Thờ cha, kính mẹ luôn ghi nhớ,

Anh em, thường như thể tay chân,

Điều lầm lỗi, luôn cần nhẫn nhịn ,


- Hòa hiệp nhau, đoàn kết mới hay,

Riêng chung giàu có dường này,

Sao cho thương mến như ngày còn thơ,

Tình bè bạn từ xưa gặp gỡ.


- Lòng thủy chung đừng nỡ đổi dời,

Giúp nhau cho hợp lòng trời,

Can ta điều nọ, khuyên người điều kia,

Đừng mưu chước, gian phi xu phụ.


- Giữ chánh tâm, dứt bỏ điều xằng,

Những ai chính trực công bằng, 

Quyết không điều hại, mới rằng bạn hay,

Xa kẻ dữ khỏi lây điều ác.


- Gần người hay, học được điều lành,

Ngũ luân sáu đức hiểu rành(1),             (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín)

Khuyên răn mọi nết, nhớ lòng đừng quên,

Tâm trong sạch làm nên sự nghiệp.


- Dối được người, không dối được trời,

Ở đời chẳng bạc với ai,

Lòng thời trung hậu, phước trời dài lâu,

Việc chưa đến chớ rầu bụng nghĩ.


- Điều đã qua đừng để bận lòng,

Bốn mùa hòa khí loan phòng,

Lửa tâm không động, ắt không cháy càn,

Kìa phú quý bần hàn là phận.


- Chớ cùng ai tức giận tranh giành,

  Gây bao nhiêu nỗi bất bình chẳng an,

Khi giận dỗi nên ôn tồn hòa nhã.


- Chuyện người kia chớ có vội vàng,

Đừng câu rủa chửi phủ phàng,

Những điều dâm loạn lại càng phải xa,

  Đừng khẩu Phật, tâm tà mà tội,


- Có hay chi việc giả dối đơn sai,

 Thuận người tài đức mới hay,


Việc ác chớ vội chê bai mất lòng,

Nhẫn là phước, giành khôn là dại,


- Đừng đa ngôn, đa quá không hay,

Lòng người mà đã chẳng ngay,

Kể sao cho xiết, xưa nay lỗi lầm!


- Điều trái ấy, chớ cho là phải,

Hễ làm người biết dại là khôn,

Ngọc kia năng sửa thì tròn,

Người hiền, đức lớn, không phiền lòng ai,

Những Đức ấy, tốt đời, đẹp đạo,

Tiếng danh thơm, gương sáng ở đời,

Làm lành hưởng phước an vui,

Công phu đạo đức xưa nay như vầy. 


Cần thơ, ngày 15 tháng 03 năm 2000 
 Hoà Thượng Thích Giác Sở





Hóa giải sự giận dữ


 
 
 
Ảnh hưởng của sự giận dữ có tính cách phá hoại rất rõ ràng. Thí dụ, khi một ý nghĩ căm hờn chắc chắn hoặc mạnh mẽ xuất hiện, ngay tức khắc, nó áp đảo con người hoàn toàn và hủy diệt sự an bình hiện thực của tâm thức. 
 
Khi một ý nghĩ căm ghét được nuôi dưỡng trong tâm trí, nó sẽ làm cho con người cảm thấy rất căng thẳng và bực bội, và nó gây ra triệu chứng mất ăn, mất ngủ, v…v….
 
Nếu sự tức giận xuất hiện nơi chúng ta, khi chúng ta bị tổn thương, khi chúng ta bị đối xử không công bằng bởi người nào đó mà chúng ta đặt kỳ vọng nơi họ.
 
Ngay trong giây phút đó, nếu ta xem xét kỹ lưỡng cách thức cơn giận xuất hiện, ta sẽ có một cảm giác nó xuất hiện như một vị bảo hộ, một người bạn tới để giúp ta trả thù cái người vừa làm ta tổn thương. 
 
Như vậy, cơn giận hoặc ý nghĩ của sự căm ghét, chỉ là một ảo giác của tâm thức điên đảo. Vì thế, việc trả thù không hề làm giảm đi hay phòng ngừa được sự việc đã xảy ra, cũng như không thay đổi được điều gì.
  
Ngược lại, cũng trong tình huống đó, một người thay vì hành xử một cách bao dung, lại phản ứng một cách tiêu cực như trả thù, thì không những họ chẳng được lợi ích nào ngay tức thời, mà còn tạo thêm thái độ và cảm giác tiêu cực, và đó là mầm mống xấu. 
 
Quan điểm phật giáo cho rằng người nào trả thù, người đó sẽ một mình nhận lãnh kết quả sự trả thù đó trong kiếp sống ở tương lai. Do đó không những sự trả thù không mang lại lợi ích nào trong hiện tại, mà nó còn di hại tới cuộc sống lâu dài của người đó sau nầy.
 
Tuy nhiên, nếu một người bị đối xử bất công và nếu như tình trạng đó không được quan tâm xử sự chính đáng, nó có thể mang lại những kết quả xấu cho kẻ đã tạo nghiệp ác. 
 
Trong trường hợp như vậy, chúng ta cần đến những phản ứng thích hợp, cần nhất là phản ứng trong tinh thần từ bi, không giận dữ hay sân hận. 
 
Một thế hệ đầy dẫy các ý nghĩ sân hận, đồng thời các cảm giác giận dữ mạnh mẽ cũng xuất hiện, không cần biết người đó cố gắng giữ tư thế đáng kính như thế nào, khuôn mặt họ vẫn rất xấu, rất khó chịu, mà người khác sẽ cảm nhận được, và dường như họ cảm nhận luôn được làn hơi nóng bốc ra từ thân thể của người kia. Thật ra không những chỉ con người mới có thể cảm nhận điều đó, kể cả gia súc và những thú vật khác cũng cảm nhận được, và sẽ tránh người nầy ngay tức khắc. (Theo Đạt Lai Lạc Ma)
 
Copyright © 2013 TÂM LINH | Powered by Blogger