Sunday, June 15, 2014

Lược sử Hòa thượng Thích Giác Sở

Lược sử Hòa thượng Thích Giác Sở




I. Thân thế

Hòa thượng pháp danh Thích Giác Sở, thế danh Nguyễn Đình Thi, sinh năm 1923 tại làng Trung Hòa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Ngài là con của cụ ông Nguyễn Mạnh An và bà Lê Thị Ngãi.

II. Thời gian xuất gia tu học

1. Xuất gia tu học

Hòa thượng sinh ra và lớn lên trong một gia đình thâm Nho Phật Giáo đạo đức và kính tin Tam Bảo, nên khi vào Nam gặp thiện duyên. Năm 1959 Ngài đã xuất gia với Hòa thượng Thích Giác Trụ tại Tịnh xá Ngọc Chánh (nay thuộc Quận Bình Thạnh, TP. HCM). Bởi vì giác ngộ.

Khất thực độ đời tăng trí tuệ
Hạ mình vì đạo bậc siêu nhân
Thân tâm xuất gia là giải thoát
Chí nguyện độ đời ấy Phật độ.
(Khất Sĩ Đạo)

2. Hành đạo

Mang chí nguyện tu học và hành đạo báo đền chư Phật và Thầy tổ, Ngài đã y chỉ vào Hòa thượng Thích Giác Huệ vân du khắp chốn.


Bát cơm xin ngàn nhà
Chân đi muôn dặm xa
Người cầu thuyết sanh tử
Mở rộng đường khất hóa

Với chí nguyện đạo thoát giáo hóa chúng sanh. Sau một thời gian tìm hiểu học đạo, Ngài được thọ Giới pháp, y bát Khất Sĩ làm Tỳ kheo nối gót chư Sư tu học góp phần phát triển Giáo Hội.

"Y bát trì hành huệ tâm khai
Khất thực hòa duyên chí độ đời
Noi gương Phất tổ ngàn đời trước
Nối truyền Di Lạc ở mai sau"
(Khất Sĩ Đạo)



Ngài được bổ nhiệm là trụ trì ở các Tịnh xá Ngọc Long, thuộc tỉnh Long An, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trảng Bom, Long Xuyên, Tịnh xá Ngọc Minh Cần Thơ, Bạc Liêu, Gò Công, Chợ Nước v...v....

 

Năm 1965, một hôm ngồi độ cơm dưới gốc cây Bồ Đề, ông bà chủ đất tên là Sáu Chức, đã cung thỉnh Ngài ở lại hoằng pháp nơi mảnh đất của ông bà với rất nhiều cây Bồ Đề đã tự mọc một cách rất kỳ lạ, và Tịnh Xá Ngọc Hòa được thành lập, Ngoài ra Hòa thượng còn xây dựng ở đây Tịnh xá Ngọc Bình (nay đã xác nhập vào Tịnh xá Ngọc Hòa) xây dựng Tịnh xá Ngọc Long, Vị Thủy, (Thượng Tọa Thích Giác Thuần trụ trì) Bình Thủy có Tịnh xá Ngọc Đạo, Tịnh xá Ngọc Đức.


 


III. Những công đức

1.Đối với giáo hội Tăng, Ni

Với nhiệm vụ "Tác như lai sứ, hành như lai sự", Hòa thượng đã hóa độ rất nhiều người, điển hình như: TT Thích Giác Thuần, Phó Ban Trị sự PG tỉnh Cần Thơ, Sư Giác Hóa, Sư cô Chơn Liên, Sư cô Mỹ Liên, Chánh Liên, Phúc Liên, Minh Liên, Như Liên, và Sư cô Sơn Liên.  v.....v.....

Chư Tăng, Ni nào cần giúp đỡ, Ngài đều sẵn sàng và tích cực. Lòng từ bi được thể hiện rõ nét, khi tiếp xúc với Ngài, các hàng Phật tử cảm thấy rất an tâm với những lời dạy, hướng dẫn tu tập theo Giáo lý Phật Đà, với tấm lòng bao dung, hoan hỷ, nhẫn nhục, khiêm tốn, vị tha.......


 


2. Với xã hội

Ngài đã thực hiện câu "Tốt đời, đẹp đạo"


 

Ngoài ra, Ngài còn đóng góp rất nhiều tài vật cho địa phương, cho đồng bào, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Do đó Ngài nhận được:

Huy chương "Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam" do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Cần Thơ tặng.

Huy chương "Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam" do Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam tặng.

10 bằng khen và 40 giấy khen của chính phủ Việt Nam và Giáo Hội PG ban tặng.

2 Giáo chỉ tấn phong Thượng Tọa, Hòa Thượng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Thật đúng với câu thơ

"Nguyện xin hướng trọn đời mình
Cho nguồn đạo pháp, cho tình quê hương"


 


3. Tác phẩm

Hòa thượng luôn tinh tấn tu học, tham cứu Giáo lý,và Chơn lý của Đức tôn sư Minh Đăng Quang, luôn tìm tòi học hỏi. Ngài có thiên phú về văn thơ nên đã cống hiến cho đời rất nhiều tác phẩm và đặc biệt là ngài không hề giữ bản quyền.

- Lễ Giáo Phẩm Bồ Tát Con đường Siêu Thoát.
- Khất Sĩ "Đạo"
- Hiếu Nghĩa
- Nhẫn Nhục và Nhân Quả
- Cây Bút Thần
- Bức Cơ Huyền Thơ
- Tham, Sân, Si và Sám Hối
- Sinh Lý Sa Lạc Đạo và Thái Minh Tư Tưởng
- Cẩm Nang Khất Sĩ
- Trái Tim Vàng
- Minh Tâm Thư
- Thông Điệp Chánh Giác
- Tiếng Còi Hú Trong Đêm Vắng
- Kinh Nhân Quả, Kinh Vô Thường
- Cái Trí
Riêng 2001 xuất bản cuốn Khuyến Thiện và Lý Tưởng.

Cần Thơ, ngày 28, tháng 09, năm 2002

Nay Kính

Thích Giác Thuần, Thích Huệ Giác, Thích Giác Điệp




Post a Comment

 
Copyright © 2013 TÂM LINH | Powered by Blogger