Monday, September 30, 2013

Loài chó với Khả năng "đọc được ý nghĩ" con người quả thật siêu phàm


 Khả năng "đọc vị" con người siêu phàm của loài chó 1

 

Chó có những năng lực đặc biệt giúp chúng trở thành người bạn trung thành của chúng ta…

Một trong những điều làm nên sự khác biệt của chúng ta - sinh vật thông minh nhất của tạo hóa với các loài vật đó là khả năng và phương pháp "đọc suy nghĩ" của người khác. 
Thế nhưng, ít ai biết rằng khả năng này cũng có mặt ở chó - một loài vật gần gũi, thân quen với con người. Dẫu chỉ ở mức độ thấp, nhưng đó cũng là điều đáng ngạc nhiên… 

1. Chó biết an ủi khi con người buồn bã

Bạn có biết, khi thấy một người ngáp, khả năng rất lớn là bạn... cũng ngáp theo người ấy và ở tinh tinh cũng vậy, chúng sẽ ngáp khi đồng loại làm điều tương tự. Theo giới khoa học, ngáp chính là một hiện tượng kết nối trực tiếp, biểu hiện cho sự đồng cảm ở các loài linh trưởng bậc cao. 

Tuy nhiên, chó là một trường hợp ngoại lệ, chúng cũng sở hữu khả năng tương tự như chúng ta, đó là có thể bị lây ngáp từ con người. Điều này phù hợp với giả thuyết trước đó cho rằng, chó có khả năng cảm nhận tâm trạng của chúng ta, trong một chừng mực nhất định.
Khả năng "đọc vị" con người siêu phàm của loài chó 2

Một bằng chứng cho nhận định trên đó là khả năng “an ủi” đặc biệt của chó khi chủ nhân buồn bã. Ánh mắt, biểu hiện cụp đuôi, liếm vào chân… chính là cách mà chó giúp người chủ của mình vơi bớt nỗi cô đơn. 

Một nghiên cứu công bố ngày 30/05/2012 của ĐH London đã chỉ ra, chó có khả năng tiếp cận rất tốt với những người đang khóc. Nhiều khả năng, đó là do chó biết được cảm xúc của những người đang cần sự đồng cảm, sẻ chia.
Khả năng "đọc vị" con người siêu phàm của loài chó 3

Giả thuyết ấy là hoàn toàn có căn cứ. Cảm xúc con người thường biểu hiện ở bên phải khuôn mặt. Khi nhìn nhau, phần lớn chúng ta đều nhìn vào bên phải khuôn mặt đối phương, tạo nên một hiệu ứng thú vị gọi là “thiên vị cái nhìn bên trái”. Và theo các chuyên gia, chỉ có 2 loài làm được điều tương tự con người như vậy là khỉ nâu và… chó.

2. Chó hiểu được điều bạn muốn qua ánh mắt

Đây là khả năng có 1-0-2 mà có lẽ chỉ tồn tại ở loài chó. Để chứng minh năng lực thấu hiểu này, các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm nhỏ.

Khả năng "đọc vị" con người siêu phàm của loài chó 4


Họ đặt hai món đồ chơi giống hệt nhau ở giữa một căn phòng, sau đó đưa con chó và chủ nhân của nó vào hai bên đối diện nhau trong căn phòng. Các chuyên gia đặt trước một món đồ chơi tấm rào chắn sao cho nhân vật thí nghiệm chỉ nhìn thấy một món đồ chơi còn con chó của anh ta có thể nhìn thấy cả hai.

Khả năng "đọc vị" con người siêu phàm của loài chó 5


Nhân vật thí nghiệm sau đó sẽ ra lệnh cho con chó của mình bằng lời nói: “Mang lại đây!” mà không sử dụng bất cứ cử chỉ nào. Kết quả là, con chó chỉ mang lại món đồ chơi mà chủ nhân chúng có thể nhìn thấy, bỏ qua món đồ còn lại.

Khả năng "đọc vị" con người siêu phàm của loài chó 6


Chỉ tới khi nhân vật thí nghiệm ra lệnh trong tình trạng quay mặt đi, không nhìn thấy đồ chơi nào, con chó mới bắt đầu có những lựa chọn khác nhau. Nói đơn giản, khi đó nó mang tới thứ đồ chơi mà nó thích.

 3. Chó biết con người thích ăn thứ gì

Một biểu hiện thường xuyên ở phần lớn các con chó là quanh quẩn bên chân chủ và đòi ăn bất cứ thứ gì chủ đang ăn. Thực tế, hiểu đúng về biểu hiện này phải là chó xin ăn bất cứ thứ gì mà nó thấy bạn thích ăn.

Khả năng "đọc vị" con người siêu phàm của loài chó 7


Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định điều này là đúng sự thật. Bất kể chế độ ăn uống của bạn ra sao, miễn là bạn cảm thấy hứng thú và thích nó, thì con chó của bạn cũng thích và xin bạn ăn.

Khả năng "đọc vị" con người siêu phàm của loài chó 8


Người ta đã tiến hành một thử nghiệm nhỏ để minh chứng. Để hai đĩa thức ăn giống nhau nhưng một đĩa lớn, một đĩa nhỏ cạnh nhau và đưa chú chó ra ăn. Nếu nhìn thấy chủ nhân của chúng chọn đĩa thức ăn nhỏ hơn và ăn ngon miệng, 100% con chó cũng sẽ lựa chọn đĩa thức ăn nhỏ hơn để ăn cùng với chủ. Chúng làm vậy vì đơn giản chúng yêu bạn và tin tưởng bạn tuyệt đối.


4. Chó biết khi nào bạn thích thứ khác hơn chúng

Điều này cũng dễ hiểu bởi chó là loài vật trung thành, gần gũi nhất với con người. Một ví dụ đơn giản: khi dẫn chó đi dạo ngang qua một con chó lạ khác xinh đẹp và bạn ngoái nhìn, gần như ngay lập tức chú chó cưng của bạn sẽ sủa và phản ứng rất dữ dội. Bạn có tin đó là sự ghen tuông?

Khả năng "đọc vị" con người siêu phàm của loài chó 9


Thực tế, đó không hẳn là sự ghen tuông. Nhưng ở chừng mực nhất định, con chó biết sự chú ý của bạn không còn tập trung vào nó nữa. Theo giới khoa học, chó có nồng độ oxytocin - hormone yêu - ghen tương tự như con người và có thể đó là nguyên cớ của những phản ứng trên.

Khả năng "đọc vị" con người siêu phàm của loài chó 10


Để khẳng định điều này chắc chắn, các nhà khoa học tiến hành một thí nghiệm với hai con chó bất kỳ. Họ dạy chúng thực hiện một số thủ thuật và yêu cầu hai con thực hiện. Sau đó, con thực hiện tốt hơn sẽ được thưởng. 

Chỉ sau vài lần như vậy, con chó ít được thưởng hơn có xu hướng không thực hiện những thủ thuật được yêu cầu nữa, thậm chí có dấu hiệu căng thẳng, khó chịu. Nó hiểu được rằng, nó không được chú ý so với con còn lại.

Khả năng "đọc vị" con người siêu phàm của loài chó 11


Một nghiên cứu hành vi khác cũng chỉ ra khi một con chó mẹ đẻ con, chúng trở nên căng thẳng và đôi lúc hung dữ hơn với chính con cái mình. Điều này xuất hiện nhiều nhất nếu chủ nhân của chúng thường xuyên âu yếm, vuốt ve những chú cún nhỏ. Các chuyên gia lý giải rằng, chó mẹ có hành động hung hăng với con nhỏ là do chúng cảm thấy vị trí yêu thương của mình đang bị đe dọa. (Theo Trí thức trẻ)

Thursday, September 26, 2013

Xem cuộc sống giống y như con người của các loài vật



 Xem cuộc sống giống y như người của động vật 10

Cùng xem loài động vật hành động "y như người": đánh bạc, "đọc" mật khẩu để nhận mồi,"cò mồi"...

Việc những loài động vật có hành động giống người, như chó đi bằng 2 chân… tuy không nhiều, nhưng cũng không phải là quá hiếm. Tuy nhiên, đối với những hành động kiểu như… đặt password bảo vệ tổ, thì có lẽ sẽ gây sự ngạc nhiên cho rất nhiều người trong chúng ta. Cùng điểm lại một vài hành động "như người" trong thế giới động vật qua bài viết dưới đây.

1. Hồng tước tiên bảo vệ tổ bằng… password

Xem cuộc sống giống y như người của động vật 1


Hồng tước tiên là loài chim thuộc họ cú mèo, có thân hình khá nhỏ bé. Chúng thường kết thành đôi, hoặc quần hôn trong nhóm. Hồng tước tiên thủ lĩnh sẽ chủ động giao phối, còn các chim trống khác sẽ đóng vai trò “giúp việc” và “bảo mẫu”.

Xem cuộc sống giống y như người của động vật 2


Các nghiên cứu gần đây cho thấy, hồng tước tiên có một cách bảo vệ tổ khá độc đáo, đó là… cài password cho tổ. Trước khi trứng nở khoảng 1 tuần, chim mái sẽ hót một giai điệu đặc biệt cho các trứng của mình nghe. Khi trứng nở, chim non sẽ phải hót lại chính xác giai điệu cho mẹ chúng, nếu không làm được, chim mái sẽ rời tổ, bỏ mặc chim non cho đến chết.

Xem cuộc sống giống y như người của động vật 3


Thông thường, để bảo vệ máy tính khỏi sự xâm nhập từ người khác, chúng ta cài password. Chim hồng tước cũng làm vậy, nhưng là để tránh không nuôi nhầm con của kẻ thù - chim cu. 
Bởi chim cu mái không có khả năng ấp trứng nên thường đẻ nhờ ở tổ các loài chim khác. Nhưng sẽ chẳng có vấn đề gì, nếu như chim cu non khi ra đời không hất trứng và chim con “chính chủ” của loài khác.

Xem cuộc sống giống y như người của động vật 4


Hồng tước tiên đã tự phát triển hệ thống bảo mật bằng giọng… hót nhằm nhận biết được chim cu trong tổ của mình. Trong tự nhiên, chim cu non luôn cố gắng bắt chước tiếng hót, hay còn gọi là “hack” hệ thống bảo mật này nhưng thường không thành công. 

 2. Mèo “chia phiên” để tránh xung đột

Ở người, thuật ngữ “chia phiên”, hoặc chia nhỏ thời gian sử dụng - timeshares - xuất hiện từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Khi đó, chúng ta sẽ có một khoảng thời gian nhất định để toàn quyền sử dụng, sở hữu, kể cả khi nhượng lại quyền sở hữu cho người khác trong "phiên, lượt" của mình.

Xem cuộc sống giống y như người của động vật 5


Nhưng có lẽ không ai ngờ rằng, thuật ngữ rất “người” này lại xuất hiện ở mèo. Gần đây, các nhà khoa học thuộc ĐH Thú Y Hoàng Gia Anh đã tiến hành quan sát trên 50 con mèo hoang tại khu vực ngoại thành, và sử dụng hệ thống định vị GPS, camera siêu nhỏ gắn trên cổ chúng.

Xem cuộc sống giống y như người của động vật 6


Họ nhận thấy, mỗi cá thể mèo sở hữu một phần lãnh thổ. Tuy nhiên chúng vẫn để những con mèo khác đi qua, thậm chí được phép săn mồi hoặc nghỉ ngơi tại đó, nhưng sau đó phải trả lại cho chủ cũ, hoặc cho cá thể mèo khác.

Xem cuộc sống giống y như người của động vật 7


Các chuyên gia lý giải, sở dĩ mèo làm vậy là do không muốn có sự tranh chấp về lãnh thổ nhưng không có nghĩa, ai cũng được phép vào được lãnh thổ của chúng. Khi có mèo lạ lảng vảng, hoặc những kẻ thù không mong muốn, phản ứng thường gặp nhất là… chúng sẽ "gọi hội đồng" đánh đuổi kẻ đó. 

 3. Chuột đồng - bị ép rượu

Bên cạnh vẻ ngoài khá dễ thương thì chuột đồng Bắc Mỹ còn là những tay bợm rượu đích thực. Không những thế, qua một số thử nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy dường như chúng còn uống nhiều rượu hơn khi có bạn hiền, hay nói cách khác, chúng gặp phải “ sức ép đồng đẳng”.

Xem cuộc sống giống y như người của động vật 8


Thí nghiệm này được thực hiện bởi các chuyên gia thuộc ĐH Khoa học và Y tế Oregon. Họ nuôi tách riêng nhiều chuột đồng, mỗi lồng cho chúng uống rượu 6% và nước. Kết quả cho thấy, chúng thường uống lượng cân bằng giữa nước và rượu, nhưng khi nhốt chung với nhau, số lần chúng chọn rượu để uống nhiều hơn 80% số lần uống nước.

Xem cuộc sống giống y như người của động vật 9


Ngoài ra, trong khi uống, bạn chúng có thái độ rất “người”- đó là trêu ghẹo. Khi đó, mỗi chú chuột đồng đều cố gắng uống bằng đúng lượng rượu mà đối thủ đã tiêu thụ, giống như cách loài người uống với nhau. 

Các nhà khoa học lúc đầu cho đây là 1 sự trùng hợp nên đã thực hiện một thí nghiệm khác, trong đó thay rượu bằng nước đường - loại nước mà chuột thích nhất. Dù kết quả là nước đường được tiêu thụ nhiều hơn, nhưng không hề xuất hiện sự cạnh tranh nào trong nhóm. 

4. Cún con… nhường bạn gái

Xem cuộc sống giống y như người của động vật 10


Qua một số nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, bé trai có một thứ tình cảm đặc biệt khi chơi cùng bé gái và luôn có xu hướng nhường bạn gái thắng trong các trò chơi. Tình cảm này không phải là sự phân biệt giới tính, mà do các bé muốn kéo dài thời gian chơi cùng nhau và nó được gọi là “tình yêu cún con”- puppy love.

Xem cuộc sống giống y như người của động vật 11


Tên gọi này xuất phát từ các hành vi tương tự của chó con. Nhiều nghiên cứu đều chỉ ra rằng, khi đùa nghịch, các chú cún đực đối xử với cô nàng cún cái rất khác. Chúng luôn để lộ những yếu điểm như cổ hoặc sống mũi và nhường nàng cún cái chiến thắng. Nhưng trong mọi tình huống, các chàng cún sẽ không có bất kỳ sự nhân nhượng nào khi đối đầu với "bạn đồng giới" khác.

Xem cuộc sống giống y như người của động vật 12


Theo các nhà khoa học, sở dĩ cún con làm vậy là để tăng sự thân mật với bạn gái, nhằm kéo dài thời gian quấn quít và âu yếm nhau. Ngoài ra đó cũng là một bản năng tự nhiên để tìm kiếm bạn đời khi trưởng thành. 

5. Chim bồ câu thích... đánh bạc

Không thể phủ nhận là con người thích đánh cược. Họ sẵn sàng đặt một số tiền chắc chắn đã nằm trong ví để đổi lấy một cơ hội rất nhỏ với mong muốn số tiền ấy sẽ tăng lên gấp bội, tuy nhiên, sự thật là họ thường thua sạch. Đây được lý giải là do tâm lý của con người, luôn muốn tìm kiếm sự thử thách. Nhưng có lẽ chẳng ai ngờ tới rằng, chim bồ câu cũng có tâm lý như vậy.

Xem cuộc sống giống y như người của động vật 13


Nhà tâm lý học Thomas Zentall thuộc trường ĐH Kentucky (Mỹ) đã thực hiện nhiều thí nghiệm chứng minh điều này. Ông chuẩn bị một số chim bồ câu cùng 2 chiếc đèn. 

Một chiếc đèn phát ra ánh sáng “an toàn”, khi mổ vào sẽ cho ra 3 viên thức ăn. Chiếc còn lại là “đèn cờ bạc”, mổ trúng ánh sáng xanh lục chiếm 80% số lần nháy sáng sẽ chẳng đem lại gì, còn 20% lượt ánh sáng đỏ sẽ cho 10 viên thức ăn.

Xem cuộc sống giống y như người của động vật 14


Theo tính toán thông thường, trong khoảng thời gian dài, nếu lựa chọn đèn an toàn sẽ được nhiều thức ăn hơn. Nhưng sau khi cho chim bồ câu làm quen với hệ thống, kết quả thu được là 82% số lần mổ - chúng chọn “đèn cờ bạc”. 

 Theo Zentall, nguyên nhân là do quá ít lần được thưởng đã đi ngược kỳ vọng của chúng và bằng cách nào đó, cơ thể chúng tự chuyển hóa chất dinh dưỡng chỉ bằng việc quan sát. Điều này cũng lý giải tại sao một người có thể đứng hàng giờ bên máy đánh bạc mà không cần nghỉ để ăn uống hoặc đi vệ sinh.

Xem cuộc sống giống y như người của động vật 15


Và đặc biệt hơn, cũng giống như người, khi hi vọng quá thấp, chim bồ câu sẽ từ bỏ. Nếu như cả hai ánh sáng màu xanh lục và đỏ đều cho ra 10 viên thức ăn, nhưng chỉ trong 20% số lần mổ, chim bồ câu lập tức chuyển sang “đèn an toàn”.

6. Mối biết "cò mồi"

Trong tự nhiên, gần như tất cả các loài động vật đều phải trải qua những cuộc tử chiến để giành chức danh thủ lĩnh. Loài người trong quá khứ cũng vậy, nhưng qua nhiều giai đoạn phát triển, đến nay chúng ta có cụm từ “vận động chính trị”, thay vì phải đánh nhau.

Xem cuộc sống giống y như người của động vật 16


Nhưng hiếm ai biết rằng, mối cũng làm nhưng điều tương tự. Mối thường tập hợp thành những nhóm nhỏ, từ 50 - 100 thành viên, những kẻ có cơ hội trở thành mối chúa hoặc mối hậu. 

Tuy nhiên, chỉ có khoảng 12% số chúng có khả năng lột xác để lên “ngai vàng”. Các nhóm mối đối đầu sẽ đánh nhau kịch liệt, mối bị thương trở thành thức ăn cho đồng loại. Sau cuộc tử chiến, những ứng cử viên mạnh nhất lúc này… "đi vận động tranh cử".

Xem cuộc sống giống y như người của động vật 17


Những con mối sống sót lúc này trở nên hoạt bát hơn, bỏ nhiều thời gian giao tiếp với đồng loại bằng hai cọng râu ăng-ten trên đỉnh đầu. Đây là cách để chúng trở nên quen thuộc hơn đối với “thường dân”, giống như cách các chính trị gia đến giao lưu với dân chúng vậy. 

 Không chỉ tiếp xúc, “thường dân” còn được hưởng một số thức ăn dư thừa do “chính trị gia”… thải ra, để nâng tầm ảnh hưởng của mình.

Xem cuộc sống giống y như người của động vật 18


Thậm chí, chiến dịch tranh cử của mối còn hiệu quả hơn loài người, khi chỉ sau 11 ngày, mối chúa chính thức được lên ngai. Trở thành hoàng tộc, có nghĩa là chỉ mối chúa - mối đực được phép giao phối và sinh sản với mối cái mà thôi. (Theo Trí thức trẻ)

Saturday, September 14, 2013

TẠI SAO THIT BÒ CỦA MỸ BỊ CẤM TẠI ÂU CHÂU?


(chuyencamcuoi.blogspot.com) Hầu hết các loại gia súc cũng như bò Mỹ được vỗ béo với nội tiết tố tổng hợp trong các trại chăn nuôi trước khi giết mổ. Ngày 1 tháng Giêng năm 1989, Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) đã ra một lệnh ngăn chặn các sản phẩm thịt đã đuợc tiêm chích hormone của Mỹ không được bán ra tại bất kỳ quốc gia châu Âu nào.  

Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã thách thức lệnh cấm này và cáo buộc (EEC) không công bằng, nhưng sự can thiệp này, của các chính phủ châu Âu đã đặt ra cho chúng ta một dấu hỏi quan trọng về các loại thịt gia súc tại Mỹ.

Hỏi. Tại sao các quốc gia châu Âu (EEC) lại ra lệnh cấm cấy ghép hormone vào trong các loại gia súc?

Đáp. Các quốc gia châu Âu cấm tăng hormone trong thịt là vì sự nguy hiểm của nó. Người tiêu dùng châu Âu gây áp lực lên (EEC) là để bảo vệ sức khỏe của họ.

Hơn một thập kỷ trước, Roy Hertz, giám đốc nội tiết tại Viện Ung thư Quốc gia, là môt cơ quan hàng đầu về ung thư và nội tiết đã cảnh báo nguy cơ gây ung thư do chất hormone estrogen có thể gây ra sự mất cân bằng và tăng hàm lượng hoóc môn tự nhiên. Hertz cũng cảnh báo rằng, nên chống lại việc sử dụng không kiểm soát các chất gây ung thư. Thc phẩm phải an toàn không nên có các chất kích thích tố, với một mẫu tht có kích thước bằng một đồng xu nhỏ, đã chứa hàng tỷ, hàng triệu các phân tử.

Ung thư vú đã được nâng lên như một mối quan tâm chính trong mối liên hệ giữa ung thư vú và thuốc tránh thai, mặc dù với liều lượng estrogen được biết và có kiểm soát. Ngoài ra, nguy cơ ung thư vú và các ung thư khác cũng gia tăng với việc sử dụng không kiểm soát các chất hormone này trong thịt của gia súc.

Hỏi. Trong suốt bảy năm sau, khi lệnh cấm vỗ béo gia súc bằng hormone của EEC, ngành công nghiệp thịt bò Mỹ đã vẫn tiếp tục sử dụng hormone để vỗ béo các loại gia súc. Tại sao?

Đáp. Các nội tiết tố được sử dụng để kích thích sự tăng trưởng trong gia súc. Bởi vì người nông dân được trả tiền dựa trên trọng lượng của động vật mà họ bán để giết thịt, việc sử dụng nội tiết tố đã được xem là một cách để tăng lợi nhuận.

Hỏi. Kích thích tố được sử dụng trên các trại chăn nuôi như thế nào?

Đáp. Diethylstilbestrol (DES) là một trong những nội tiết tố hàng đầu, được sử dụng để vỗ béo ở các trại chăn nuôi. Nó đã bị cấm vào năm 1979 và sau bốn mươi năm, những bằng chứng cho thấy (DES) được cho là nguyên nhân gây ra ung thư. Trong khi các kích thích tố tình dục, chẳng hạn như estradiol và progestin (dạng tổng hợp của progesterone tự nhiên) đã được cấy ghép cho hầu như tất cả các gia súc để vỗ béo.  

Cách sử dụng các chất hormone gây ít nguy hiểm nhất là cấy ghép gần ở ltai của động vật. Tuy nhiên, thật không may, nhiều nông dân đã tiêm hormone trực tiếp vào các mô cơ các gia súc, mà sau này sẽ được sử dụng để làm ra các sản phẩm từ thịt. Yêu cầu duy nhất của ( USDA) là áp dụng mức hormone trong thịt phải ít hơn một phần trăm các sản phẩm có chứa hoóc môn hàng ngày của trẻ em.  

Tuy nhiên, yêu cầu này thật sự không thể thực hiện được, vì (USDA) không đòi hỏi phải thử nghiệm hormone trong thịt. Hơn nữa, thử dư lượng của nội tiết tố là không thực tế, vì cơ thể bò cũng tạo ra kích thích tố tự nhiên. Kết quả là, việc sử dụng kích thích tố để thúc đẩy việc sản xuất thịt là hoàn toàn không thể kiểm soát được.

Hỏi. Những luật lệ nào cần được đặt ra tại Hoa Kỳ để giải quyết vấn đề này?

Đáp. Nội tiết tố và các chất phụ gia gây ung thư như: (thuốc trừ sâu từ thực phẩm làm thức ăn cho động vật, một số các loại thuốc kháng sinh, v..v..) nên bị cấm ngay lập tức, tất cả các chất phụ gia phải được chứng minh hiệu quả và có an toàn. Không được sử dụng các nội tiết tố trong các sản phẩm động vật, bao gồm cả sữa và trứng, phải ghi trên nhãn hiệu thật rõ ràng. Cho đến lúc đó, các sáng kiến ​​mà chính phủ đã đặt ra xác nhận không có hormone cho các lô hàng châu Âu, nên được hoan nghênh và mở rộng trong nước.

Hỏi. Người tiêu dùng có thể làm gì để tự bảo vệ mình?

Đáp. Người tiêu dùng có thể tẩy chay những loại thịt có xử dụng các chất hóa học, và nên đấu tranh để biết được các chất phụ gia này đã được sử dụng như thế nào cũng như cặn bã có thể tồn tại.  

Người tiêu dùng cũng nên nói chuyện với cửa hàng thực phẩm thịt, để biết thêm về các sản phẩm không có chích các nội tiết tố.... (PMANTH - Theo Prevent Cancer)
 
Copyright © 2013 TÂM LINH | Powered by Blogger